Tin liên quan
Hôm 09/11, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Trung Đông Dana Struhl nói tại phiên điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ rằng, sự xuất hiện của các hệ thống tên lửa phòng không của Nga trong phong trào Hezbollah ở Lebanon sẽ dẫn đến sự leo thang nghiêm trọng của cuộc xung đột ở Trung Đông.
Struhl cho biết, Mỹ hiện đang nỗ lực ngăn chặn việc mở mặt trận thứ hai chống lại Israel từ lực lượng dân quân người Shiite Hezbollah của Lebanon, điều mà Tel Aviv thường xuyên bày tỏ sự lo ngại.
Về vấn đề này, báo chí Mỹ lo ngại rằng các hệ thống phòng không Pantsir của Nga (tên ký hiệu NATO SA-22 Greyhound) có thể xuất hiện trong tầm tay của lực lượng dân quân Lebanon, gây ra thiệt hại to lớn cho an ninh của Israel.
Trước những cáo buộc nực cười của phương Tây về Pantsir, Moscow tuyên bố rằng những cáo buộc này là vô căn cứ, bởi Pantsir chỉ là hệ thống phòng không tầm gần/thấp của Nga, hoàn toàn mang tính chất phòng thủ, không có khả năng tấn công vào lãnh thổ Israel.
Trước đó, giới truyền thông Mỹ cũng đưa tin về việc có nguồn tin tố cáo lực lượng an ninh tư nhân Wagner có ý định cấp tổ hợp phòng không Pantsir-S1 cho nhóm Hezbollah ở Lebanon, để chống lại đòn tấn công tên lửa của Israel.
Tuy nhiên, Hãng tin Anh Reuters ngày 3/11 đã dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra về việc lực lượng Wagner có kế hoạch chuyển tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất cho lực lượng Hezbollah ở Lebanon là “không có cơ sở”.
Ngoài ra, ngay sau khi đại diện của Hezbollah tung video về một loại tên lửa chống hạm mới và tuyên bố sẵn sàng tiêu diệt tàu chiến của Mỹ và Israel, giới truyền thông Mỹ và Reuters cùng đưa tin rằng, Hezbollah “hiện có sẵn” tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Oniks do Nga sản xuất.
Tuy nhiên, họ không có bất cứ hình ảnh hay video thể hiện hệ thống P-800 Oniks nằm trong tay Hezbollah, đồng thời cũng không có bằng chứng nào về việc Nga chuyển giao hay bán tên lửa cho nhóm dân quân Shiite Lebanon này.
Mới đêm hôm trước, khi đại diện của lực lượng Houthi ở Yemen đã bắn hạ một máy bay không người lái trinh sát MQ-9 Reaper của Mỹ, một số phương tiện truyền thông Mỹ cũng liên kết điều này với giả thuyết Nga đã cung cấp một số hệ thống phòng không cho các lực lượng chống Israel.
Mặc dù các thông tin này chưa được xác thực nhưng có thể nói rằng, những cáo buộc vô căn cứ này cho thấy phương Tây rất lo sợ việc những hệ thống vũ khí của Nga lọt vào tay các nhóm vũ trang Hamas, Hezbollah hay Houthi, hạn chế đáng kể khả năng tấn công của Israel.