Ở nhà, đặc ân dọn dẹp nhà cửa luôn dành cho tôi. Vợ tôi quan niệm: “Trâu bò ba năm không tắm vẫn đáng giá chục triệu“.
Hồi mới yêu nhau, tôi đã biết tính luộm thuộm đặc trưng của cô ấy: Bát ăn xong, bỏ luôn vào chậu, bữa ăn kế tiếp mới chịu rửa qua để ăn cơm. Quần áo mặc bẩn mỗi ngày được cô ấy chất thành hai chậu lớn trong nhà vệ sinh. Nhiều cái áo sáng màu thấm mùi mồ hôi đã mốc lên. Căn phòng 30m2 của cô ấy chẳng bao giờ thấy gọn gàng.
Luộm thuộm thế nhưng được cái cô ấy học rất giỏi. Cô ấy làm lớp trưởng của lớp chất lượng cao ở một trường Đại học lớn. Ra trường, với tấm bằng loại xuất sắc, cô ấy đã được giữ lại làm giảng viên của trường này. Nếu không thấy tận mắt chẳng ai tin nổi một giảng viên thông minh và nghiêm khắc khi đứng trên giảng đường lại có lối sống như vậy.
Thói đời, luật bù trừ trong trường hợp nào đó trở nên đúng. Các cụ thường nói: “Gái ham tài, trai ham sắc”. Tôi được những người xung quanh đánh giá khá điển trai, có duyên và vui tính. Tôi tự quy mình vào kiểu đàn ông có “sắc” cũng chẳng ngoa. Thế nên, theo luật bù trừ, tôi sẽ chọn cho mình một người phụ nữ giỏi giang. Và cô ấy chính là người đàn bà lọt vào thang tiêu chí chọn vợ của tôi.
Sau hôn nhân, tôi nghĩ cô ấy sẽ thay đổi lối sống để phù hợp với kiểu người phụ nữ của gia đình. Nhưng “non sông dễ đổi, bản tính khó rời”, cái lôi thôi, lếch thếch trong lối ăn mặc của vợ khiến tôi bao lần sượng mặt trước bạn bè. Có lần, vợ tôi ăn trưa với rau ngót và rau muống. Hai thứ rau mắc đầy trên hàm răng. Thế mà cô ấy vẫn giương nguyên hàm răng mắc đầy rau cười với khách. Anh bạn đồng nghiệp của tôi nói tỉa: “Mùa này ăn rau muống và rau ngót mát ruột lắm chị nhỉ”. Vợ tôi tưởng khách thân mật nên nói chuyện liền 2 giờ đồng hồ.
Nhiều lần, vợ tôi xay sinh tố đến gãy cả gioăng máy. Bộ ấm chén nhà tôi một năm phải thay 4 bộ bởi vợ đánh vỡ hết. Cái máy giặt phải gọi thợ đến sửa mấy lần bởi lượng quần áo vợ đổ vào luôn quá trọng lượng giặt của máy.
Rất hiếm khi tôi rủ bạn bè đến chơi nhà bởi tôi thường không có thời gian dọn dẹp nhà cửa. Ở nhà, đặc ân dọn dẹp nhà cửa luôn dành cho tôi. Vợ tôi hay diễn lại câu: “Trâu bò ba năm không tắm vẫn đáng giá chục triệu. Người việc gì phải tắm rửa, lau nhà nhiều, mòn hết cả ra mà chẳng được xu nào”. Trời ơi, vợ tôi đang xem cuộc sống của chúng tôi không bằng trâu bò vậy.
Mỗi sáng dậy đi làm, tôi phải cuống lên vì đống quần áo khô vợ quẳng thẳng vào tủ quần áo chứ không bao giờ chịu gập cho ngay ngắn. Sau khi mỏi mắt lục được bộ quần áo phù hợp ngày hôm đó, tôi còn phải mất công là phẳng quần áo để tránh mang tiếng nhếch nhác. Tôi đã dính nhiều lần đi muộn, bị trừ lương bởi lý do này. Thiên hạ cứ bảo: “Vợ là người nâng khăn sửa túi cho chồng”, tôi lại chẳng thấy đúng như thế chút nào. Bởi vì nhìn cái ví đã rách mòn của tôi mà cô ấy cũng chẳng có ý định tặng cho chồng chiếc ví mới.
Sau hôn nhân, tôi nghĩ cô ấy sẽ thay đổi lối sống để phù hợp với kiểu người phụ nữ của gia đình. Nhưng “non sông dễ đổi, bản tính khó rời”, cái lôi thôi, lếch thếch trong lối ăn mặc của vợ khiến tôi bao lần sượng mặt trước bạn bè. Có lần, vợ tôi ăn trưa với rau ngót và rau muống. Hai thứ rau mắc đầy trên hàm răng. Thế mà cô ấy vẫn giương nguyên hàm răng mắc đầy rau cười với khách. Anh bạn đồng nghiệp của tôi nói tỉa: “Mùa này ăn rau muống và rau ngót mát ruột lắm chị nhỉ”. Vợ tôi tưởng khách thân mật nên nói chuyện liền 2 giờ đồng hồ.
Nhiều lần, vợ tôi xay sinh tố đến gãy cả gioăng máy. Bộ ấm chén nhà tôi một năm phải thay 4 bộ bởi vợ đánh vỡ hết. Cái máy giặt phải gọi thợ đến sửa mấy lần bởi lượng quần áo vợ đổ vào luôn quá trọng lượng giặt của máy.
Rất hiếm khi tôi rủ bạn bè đến chơi nhà bởi tôi thường không có thời gian dọn dẹp nhà cửa. Ở nhà, đặc ân dọn dẹp nhà cửa luôn dành cho tôi. Vợ tôi hay diễn lại câu: “Trâu bò ba năm không tắm vẫn đáng giá chục triệu. Người việc gì phải tắm rửa, lau nhà nhiều, mòn hết cả ra mà chẳng được xu nào”. Trời ơi, vợ tôi đang xem cuộc sống của chúng tôi không bằng trâu bò vậy.
Mỗi sáng dậy đi làm, tôi phải cuống lên vì đống quần áo khô vợ quẳng thẳng vào tủ quần áo chứ không bao giờ chịu gập cho ngay ngắn. Sau khi mỏi mắt lục được bộ quần áo phù hợp ngày hôm đó, tôi còn phải mất công là phẳng quần áo để tránh mang tiếng nhếch nhác. Tôi đã dính nhiều lần đi muộn, bị trừ lương bởi lý do này. Thiên hạ cứ bảo: “Vợ là người nâng khăn sửa túi cho chồng”, tôi lại chẳng thấy đúng như thế chút nào. Bởi vì nhìn cái ví đã rách mòn của tôi mà cô ấy cũng chẳng có ý định tặng cho chồng chiếc ví mới.
Đêm nào cũng vậy, tôi không được ngủ ngon giấc vì tiếng lục xục của lũ chuột. Chúng lần mò kiếm chỗ thức ăn thừa rơi vãi trong nhà bếp. Thậm chí, có chú chuột còn cắn nắp, nhảy bổ vào trong chai dầu ăn 5 lít. Sáng hôm sau, tôi phải lóc cóc xách cả can dầu đi đổ cũng chỉ vì cái tính “làm đâu bỏ đó” của vợ gây nên.
Có lần, do thói luộm thuộm của vợ, con gái nhỏ 3 tuổi của tôi đã ăn nhầm băng phiến chống gián để trong tủ quần áo vì tưởng kẹo. Nguyên dân do vợ tôi thấy chướng mắt nên đã lôi băng phiến ra để ngoài giường mà không nhớ cất lại vào tủ quần áo trước khi đi làm. May mắn thay, hôm đó tôi tạt qua nhà để lấy chút giấy tờ công việc và bất chợt nhìn thấy con gái quằn quại kêu đau bụng. Tôi gọi gấp taxi đưa cháu đi cấp cứu. Bác sĩ rửa ruột cho con tôi cứ nhăn mặt trách cha mẹ vô tâm để con ăn băng phiến. Nhìn con tái xanh mặt mày, tôi thương con quá.
Nếu trên đời này có bụt, tôi chỉ cầu xin bụt cho vợ tôi tính gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có lớp học nào chuyên làm thay đổi nhận thức của vợ về sự ngăn nắp, tôi sẽ đăng ký cho vợ học ngay.
Mãi chấp nhận kiểu sống tạm bợ của vợ thế này, tôi mệt mỏi quá. Có ngày tôi sẽ phát điên mất. Ngay bây giờ, đầu óc tôi đã bốc hỏa vì tính cẩu thả, luộm thuộm của vợ rồi. Tôi phải làm gì để thoát khỏi hiện trạng này?