NÓNG: Tìm thấy 2 loài rắn hổ mây mới cực khủng ở Tây Nguyên, Việt Nam có phải là “vương quốc rắn hổ mây”?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, các nhà khoa học Nga, Việt Nam, Đức, Thái Lan và Lào đã tái phát hiện loài rắn hổ mây hiếm gặp ở Việt Nam. Đặc biệt, ngoài loài rắn hổ mây bị lãng quên sau hơn 1,5 thế kỷ nói trên thì các nhà khoa học còn tìm thấy 2 loài rắn hổ mây mới tại khu vực Tây Nguyên nước ta.
NÓNG: Tìm thấy 2 loài rắn hổ mây mới cực khủng ở Tây Nguyên, Việt Nam có phải là “vương quốc rắn hổ mây”?
Rắn hổ mây Béc-mơ (Pareas bermorei) tại VQG Cát Tiên, Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn Văn Tân

Tái phát hiện loài rắn hổ mây sau hơn 1,5 thế kỷ bị lãng quên tại Châu Á

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PeeJ vào đầu năm 2022, trong quá đánh giá về giá trị đa dạng sinh học khu hệ bò sát của châu Á đặc biệt là tại Việt Nam, các nhà khoa học Nga, Việt Nam, Đức, Thái Lan và Lào đã tái phát hiện loài rắn hổ mây hiếm gặp, đặc biệt hơn nữa đã mô tả mới 2 loài tại khu vực Tây Nguyên nước ta.

Sau hơn 1,5 thế kỷ bị lãng quên, nhóm nghiên cứu đã tái phát hiện loài rắn hổ mây Béc-mơ (Pareas bermorei) cực kỳ hiếm gặp tại Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia.

Loài này có phân bố tại nhiều nước Châu Á và được mô tả lần đầu tiên năm 1868 tại Myanmar, nhưng sau đó không còn được nhắc đến nữa.

Theo các chuyên gia, các loài rắn hổ mây có hàm răng chuyển động như dạng lưỡi cưa chuyên biệt ăn các loài sên và sên trần nên chúng thường được gọi dưới cái tên khác là rắn ăn sên.

TS. Gernot Vogel (Hiệp hội Lưỡng cư và Bò sát Đông Nam Á, Đức) chia sẻ: "Việc đánh giá tình trạng phân loại học và bảo tồn của loài này là hết sức cần thiết, từ đó có thể đánh giá hiện trạng và khuyến nghị các hành động bảo tồn có hiệu quả ở từng quốc gia và trên phạm vi phân bố của loài".

Khám phá hai loài rắn hổ mây mới tại Việt Nam

Bên cạnh việc tái phát hiện loài rắn hổ mây cực kỳ hiếm gặp, chia sẻ với phóng viên Báo , các nhà khoa học cũng chỉ ra đã phát hiện 2 loài rắn từ khu vực Tây Nguyên nước ta.

Cụ thể, trong đó loài rắn hổ mây dễ thương (Pareas abros) được tìm thấy ở các khu rừng nguyên sinh độ cao 700-1100m so với mực nước biển tại khu vực bắc Tây Nguyên.

Rắn hổ mây dễ thương (Pareas abros) tại VQG Sông Thanh (Quảng Nam) và KBTTN Sao La (Thừa Thiên-Huế). Ảnh: N. A. Poyarkov

"Khác với cái tên và tưởng tượng của nhiều người khi nghĩ rằng rắn hổ mây sẽ hung dữ thì loài rắn mới phát hiện này lại hết sức dễ thương với màu sắc độc đáo và tập tính nhút nhát của nó"- anh Nguyễn Văn Tân, nhà nghiên cứu và bảo tồn của Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife) chia sẻ với phóng viên Báo .

Loài thứ hai được phát hiện là rắn hổ mây Ku-nét-sốp (Pareas kuznetsovorum). Được biết, loài rắn hổ mây này được đặt tên theo tên của vợ chồng nhà sinh học: Andrei N. Kuznetsov và Svetlana P. Kuznetsova. Vợ chồng nhà sinh học này đã có nhiều đóng góp to lớn trong nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Hiện nay loài rắn hổ mây Ku-nét-sốp này chỉ được ghi nhận tại khu vực phía nam Tây Nguyên độ cao khoảng 600 m.

Rắn hổ mây Ku-nét-sốp (Pareas kuznetsorum) tại huyện Sông Hinh, Phú Yên. Ảnh: N. A. Poyarkov

Thông tin về hai loài rắn mới gặp này, PGS. TS. Nikolay A. Poyakov (Đại học Quốc gia Lomonosov Moscow, Nga) nhận định: Việc phát hiện hai loài rắn độc đáo và đặc hữu hẹp này là một trong những khoảnh khắc thú vị có ý nghĩa để giải thích quá trình tiến hóa và phát triển của các loài rắn ăn sên.

Anh Nguyễn Văn Tân - Nhà nghiên cứu và bảo tồn của Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife).

Ngoài ra, một trong những nhà nghiên cứu của dự án lần này tại Việt Nam, anh Nguyễn Văn Tân - Nhà nghiên cứu và bảo tồn của Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife) khẳng định: "Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam – nơi luôn được coi là một điểm nóng đa dạng sinh học trong khu vực và trên toàn cầu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng ghi nhận sự suy thoái môi trường sống và bẫy bắt làm sinh vật cảnh tại khu vực nghiên cứu. Chính điều này có thể đe dọa sự phát triển của các loài rắn nói riêng và động vật hoang dã nói chung. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa các nghiên cứu, chính sách bảo tồn và chiến lược quản lý đa dang sinh học."

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật