Đằng sau động thái Nga rút quân khỏi thành phố chiến lược Kherson

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc Nga thông báo rút quân khỏi thành phố Kherson có thể là một bước ngoặt của cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine và giới chức phương Tây vẫn rất thận trọng trước động thái này của Nga.
Đằng sau động thái Nga rút quân khỏi thành phố chiến lược Kherson
Binh sĩ Nga trên xe thiết giáp cạnh biển chỉ đường về phía thành phố Kherson. Ảnh: Reuters

Ngày 9/11, Nga đã ra lệnh cho quân đội rút khỏi Kherson, một thành phố có giá trị chiến lược và biểu tượng, đồng thời là thành phố lớn duy nhất của Ukraine bị Nga kiểm soát hoàn toàn kể từ khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt hồi cuối tháng 2.

Theo Washington Post, việc Nga rút quân khỏi khu vực cửa ngõ dẫn tới bán đảo Crimea là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của cuộc phản công mạnh mẽ của Ukraine, cũng như đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến dịch quân sự của Nga.

Việc Nga đưa quân rời Kherson là một động thái quân sự mang tính biểu tượng, nhưng vẫn chưa rõ điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu trong chiến dịch quân sự của Nga.

Ý nghĩa của tuyên bố Nga rút khỏi Kherson

Trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tướng Sergey Surovikin của Nga cho biết, nước này không còn khả năng tiếp tế cho lực lượng ở thành phố Kherson. Khoảng hơn 115.000 người đã rời khỏi thành phố này trong những tuần gần đây.

“Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo an toàn cho họ trong quá trình sơ tán”, ông Surovikin nói, đồng thời cho biết một số dân thường đã chuyển đến bán đảo Crimea ở phía Nam Ukraine.

Tướng Surovikin cho biết, việc rút quân khỏi thành phố Kherson là động thái cần thiết nhằm “đề phòng tình huống chính quyền Kiev tấn công nhằm vào hồ chứa nước của đập Nova Kakhovka, bởi điều này sẽ tạo ra một dòng lũ lớn gây ngập lụt nhiều nơi”.

“Trong điều kiện này, chúng ta cần tổ chức phòng thủ ở phía Đông sông Dnieper. Tôi hiểu đây là quyết định vô cùng khó khăn, nhưng chúng ta sẽ đảm bảo được điều quan trọng nhất là bảo toàn tính mạng binh lính và năng lực chiến đấu của các đơn vị. Việc triển khai lực lượng ở bờ Tây sông Dnieper là điều vô ích”, ông Surovikin nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công khai tán thành việc sơ tán khỏi các khu vực của vùng Kherson vào tuần trước, nói rằng thường dân “không nên chịu đựng”.

Hôm 9/11, cây cầu chính trên một con đường dẫn ra khỏi thành phố Kherson đã bị nổ tung. Người Ukraine đã đăng tải những bức ảnh cây cầu bị phá hủy và suy đoán rằng nó bị quân đội Nga cho nổ tung để chuẩn bị rút quân.

Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cho biết, Tổng thống Putin đã mắc sai lầm khi đánh giá thấp sự chiến đấu của Ukraine, cũng như quyết tâm của các đồng minh NATO trong việc hỗ trợ Kiev.

Trong những tuần gần đây, Nga ám chỉ rằng họ có thể rút quân và kêu gọi người dân rời khỏi Kherson. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về chính sách Colin Kahl hôm 8/11 cho biết, Mỹ đã thấy các dấu hiệu về việc Nga sẽ đưa quân rời Kherson.

Người dân Ukraine đã vui mừng trước thông báo rút quân của Nga, nhưng động thái này cũng vấp phải sự nghi ngờ của một số quan chức Ukraine và Tổng thư ký NATO Stoltenberg.

“Chúng tôi đã biết thông báo này. Nhưng chúng tôi sẽ chờ xem điều gì thực sự xảy ra trên chiến trường. Chúng ta không nên đánh giá thấp Nga, họ vẫn có khả năng quay trở lại”, ông Stoltenberg nói.

Ukraine cho biết họ đề cao cảnh giác trước tuyên bố rút quân khỏi Kherson của Nga vì có thể đây là một cái bẫy để thúc đẩy quân đội nước này tiến vào khu vực.

Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, còn quá sớm để đánh giá về việc Nga đưa quân ra khỏi thành phố Kherson.

“Cần phải tách bạch lời nói và hành động. Cho đến khi lá cờ Ukraine tung bay trên Kherson, không có ý nghĩa gì khi nói về việc Nga rút quân”, Mykhailo Podolyak, cố vấn chính trị của Tổng thống Zelenskyy, nói.

Ông Podolyak nói thêm rằng một nhóm các Lực lượng Vũ trang của Nga vẫn đang duy trì trong thành phố và trước đó nhân lực bổ sung đã được điều đến khu vực.

Nga rút khỏi Kherson có ảnh hưởng như thế nào?

Kherson là thành phố chính của khu vực cùng tên, một trong 4 khu vực mà Tổng thống Putin tuyên bố vào tháng 10 rằng sẽ được sáp nhập vào Nga “mãi mãi”.

Khu vực Kherson giáp với bán đảo Crimea và có một cây cầu qua Biển Đen. Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát thành phố Kherson vào giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Kể từ đó, khu vực Kherson trở thành cầu nối quan trọng giữa Crimea và Ukraine, cho phép quân đội Nga vận chuyển thiết bị quân sự.

Việc cung cấp nước ngọt cho Crimea cũng sẽ gặp khó khăn nếu Nga rút quân và Ukraine chiếm lại vùng Kherson.

Kherson còn có một con kênh từ thời Liên Xô, là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho Crimea. Sau khi Nga sáp nhập Crimea, Ukraine đã chặn một con kênh từ Dnieper. Một trong những động thái đầu tiên của Nga sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự là chiếm lấy kênh đào này và nối lại dòng chảy. Tuy nhiên, nếu Ukraine giành lại quyền kiểm soát Kherson thì con kênh sẽ bị gián đoạn một lần nữa.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Hiện vẫn chưa rõ liệu các lực lượng Nga đã rút hoàn toàn khỏi Kherson hay chưa và những khu vực nào của thành phố vẫn nằm trong sự kiểm soát của Nga. Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng của họ có thể vài ngày nữa mới tiến vào thành phố này.

Trước thông báo Nga rút quân khỏi Kherson, Tổng thư ký NATO Stoltenberg ca ngợi các lực lượng của Ukraine vì khả năng “giải phóng thêm lãnh thổ của đất nước”, đồng thời nói điều này cho thấy sự hỗ trợ quân sự từ Anh, NATO và các đồng minh cho Kiev là “cần thiết”.

Giới chuyên gia nhận định rằng, nếu để mất thành phố Kherson, Tổng thống Putin có thể leo thang căng thẳng bằng cách tấn công vào các thành phố khác và các cơ sở năng lượng của Ukraine trước khi mùa đông tới.

“Cuộc xung đột sẽ vẫn tiếp diễn trong tương lai gần. Tôi nghĩ rằng Nga vẫn sẽ theo đuổi mục tiêu dài hạn trong chiến dịch quân sự ở Ukraine trong khi Ukraine mong muốn giành lại lãnh thổ do Moscow kiểm soát kể từ năm 2014”, Seth Jones, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15352
  1. Chiến sự miền Đông “nóng rực”, Ukraine kêu gọi thực thi công thức hòa bình
  2. Nga bất ngờ rút lực lượng khỏi các thị trấn đối diện Kherson, đẩy mạnh tấn công trên 2 mặt trận ở Donbass
  3. Phản ứng đầu tiên từ Moscow sau khi EU, G7 quyết định mức áp trần giá dầu Nga
  4. Khúc mắc lớn khiến đàm phán hòa bình Nga-Ukraine khó thành hiện thực
  5. Quân đội Đức bộc lộ nhiều vấn đề trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine
  6. “Đảo bất khả chiến bại” đặc biệt giúp người Ukraine vượt qua trận tập kích
  7. Uy lực của “hỏa thần” mới trong biên chế quân đội Ukraine
  8. Nga cảnh báo hậu quả bị áp giá dầu, Ukraine bắt quan chức thành phố Kherson
  9. Nga đang sử dụng “vũ khí mùa đông“ trong xung đột với Ukraine
  10. Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 29/11
  11. Nga dội tên lửa, ồ ạt tấn công quân đội Ukraine trên nhiều mặt trận
  12. Nga điều lực lượng dự bị chiến lược tới chiến trường miền Đông Ukraine
  13. Họp Hội đồng Bảo an, Nga giải thích mục tiêu chiến dịch quân sự ở Ukraine
  14. Các đồng minh NATO thử nghiệm hệ thống phòng không ở Romania
  15. Nga phá sở chỉ huy, hạ 50 binh sĩ Ukraine tại Kherson
  16. Quan chức Ukraine tuyên bố cần đủ số vũ khí này để giành chiến thắng
  17. Ukraine nói Nga mất hơn 84.000 lính, Pháp gửi thêm 2 hệ thống phòng không cho Kiev
  18. Xem máy bay không người lái hạ xe phòng không ‘ong bắp cày’ ở Ukraine
  19. Cố vấn tổng thống Ukraine: Đàm phán với Nga lúc này giống như đầu hàng
  20. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine dự báo thời điểm tiến vào Crimea
  21. Nóng Nga-Ukraine 20-11: Nga đưa bằng chứng Ukraine thảm sát tù binh; nhà máy Zaporizhzhia lại bị không kích
  22. Mỹ đánh giá xung đột Nga-Ukraine sẽ quyết định an ninh toàn cầu thế kỷ 21
Video và Bài nổi bật