Sự linh hoạt của phổi bắt đầu chậm dần sau tuổi 20. Đến 40 tuổi, một vài người sẽ xuất hiện chứng thở dốc, hen suyễn. Một phần là do lồng ngực và các cơ ở khu vực này ngày càng bớt mềm mại, làm cho sự vận động của phổi ngày càng thêm khó khăn khiến không khí dễ lưu lại trong phổi, gây ra hen suyễn.
Não: giảm số lượng tế bào thần kinh từ tuổi 20
Khi sắp chào đời, số lượng nơ ron thần kinh trong não đạt tới khoảng 1.000 tỉ nhưng từ lúc 20 tuổi, số lượng này sẽ thấp dần theo năm tháng. Đến lúc bạn 40 tuổi, số lượng nơ ron thần kinh bắt đầu giảm nhiều hơn, tới 10 ngàn nơ ron/ngày, kết quả là ảnh hưởng đến trí nhớ, tính điều hoà và các chức năng của não.
Ngực: 35 tuổi bắt đầu nhão
Phụ nữ đến tuổi 35, chất béo và các cơ bắt đầu mất dần, mức độ căng tròn theo đó giảm xuống. Bắt đầu từ tuổi 40, độ nâng của ngực sẽ dần giảm, độ lớn cũng “thu” lại rất nhanh.
Tim: 40 tuổi bắt đầu suy yếu
Cùng với sự già đi từng ngày của cơ thể, hiệu suất vận chuyển máu của tim tới toàn thân cũng theo đó kém dần. Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi có nguy cơ bộc phát bệnh tim là rất lớn.
Thận: 50 tuổi bắt đầu lão hoá
Khả năng thanh lọc của thận giảm từ tuổi 50 tuổi khiến đi tiểu đêm nhiều hơn. Ở tuổi 75, lượng máu qua thận chỉ còn một nửa so với người 30 tuổi.
Đường ruột: Từ 55 tuổi bắt đầu lão hoá
Đường ruột mạnh khoẻ sẽ “cân bằng” được giữa vi khuẩn có hại và vi khuẩn có ích. Số lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột bắt đầu giảm đi rất nhiều sau tuổi 55, làm giảm chức năng tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh về đường ruột tăng lên. Lượng dịch tiêu hoá của ruột non, dạ dày, gan, tuyến tuỵ tỉ lệ nghịch với tuổi tác, làm tăng nguy cơ táo bón.
Gan: 70 tuổi mới bắt đầu “lão hóa”
Gan là bộ phận duy nhất trong cơ thể có thể “ngênh chiến” với quá trình lão hoá bởi vì khả năng tái sinh của tế bào gan là rất mạnh.
Nếu không uống rượu, không hút thuốc, hoặc không có bệnh truyền nhiễm thì gan của người 70 tuổi cũng có thể ghép cho người ở độ tuổi 20.
DT