Diện mạo phố đi bộ gần 100 tỷ đồng ở Huế trước ngày chính thức đưa vào hoạt động

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phố đi bộ Hai Bà Trưng (phường Vĩnh Ninh, TP Huế) sau thời gian chỉnh trang sẽ chính thức được đưa vào hoạt động vào lúc 18h ngày 24/3.
Diện mạo phố đi bộ gần 100 tỷ đồng ở Huế trước ngày chính thức đưa vào hoạt động
Dự án chỉnh trang đường Hai Bà Trưng (phường Vĩnh Ninh, TP Huế) thành phố đi bộ có tổng mức đầu tư 97 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh và thành phố, có chiều dài toàn tuyến kho

Dự án được khởi công tháng 9/2022, chính thức đưa vào hoạt động vào lúc 18h ngày 24/3. Thời gian hoạt động sẽ từ 18h - 24h các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.

Ghi nhận của PV sáng 22/3, các hạng mục như lát đá vỉa hè, thi công mặt đường, làm mới hệ thống điện chiếu sáng đường và vỉa hè bằng đèn LED, bố trí ô cây, biển báo cấm đậu đỗ tại phố đi bộ Hai Bà Trưng đã cơ bản hoàn thành.

Hệ thống điện chiếu sáng cho cây xanh được hoàn thiện.

Các cơ sở kinh doanh bên tuyến phố đi bộ cũng tranh thủ chỉnh trang lại cửa hàng để sẵn sàng phục vụ người dân, du khách khi tuyến phố chính thức đi vào hoạt động.

Các công nhân gấp rút hoàn thiện một số hạng mục cuối cùng để đảm bảo tuyến phố đưa vào hoạt động với chất lượng tốt nhất.

Bà Phạm Thị Huế (71 tuổi), chủ cơ sở kinh doanh bên đường Hai Bà Trưng cho biết: "Việc tuyến đường được chỉnh trang thành phố đi bộ như thế này tôi rất ủng hộ, vì tạo được cảnh quan đô thị sạch sẽ, vui vẻ. Hi vọng tuyến phố đi bộ đưa vào hoạt động sẽ được khai thác một cách hiệu quả, thường xuyên là điểm vui chơi, giải trí cho mọi người dân và du khách".

UBND TP Huế cho biết, phố đi bộ Hai Bà Trưng là sự kết hợp các khu vực thương mại sẵn có và khai thác các dịch vụ thương mại của người dân để hình thành khu phố sầm uất, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm cho người dân và du khách, góp phần quảng bá, giới thiệu vùng đất, con người Huế thân thiện, mến khách, giàu truyền thống văn hóa.

Ngoài ra, phố đi bộ Hai Bà Trưng còn là không gian tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đường phố... góp phần đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa cho người dân địa phương và du khách. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh, thương mại, phát triển kinh tế cho người dân và các cơ sở kinh doanh trong khu vực sẽ góp phần cho sự phát triển chung về kinh tế xã hội.

Theo ông Trần Song - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, sau khi đưa vào vận hành phố đi bộ, thành phố sẽ tổ chức các hoạt động thương mại mang tính cộng đồng như không gian trưng bày và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản và ẩm thực ba miền bằng xe lưu động, trong đó ưu tiên trưng bày và bán các sản phẩm đặc sản Huế. Các xe tham gia không gian trưng bày và bán các sản phẩm phải đảm bảo tính thẩm mỹ, mới lạ để thu hút khách; phải đồng bộ, dễ dàng lắp ghép hoặc di chuyển để trả lại nguyên trạng mặt bằng lòng đường vỉa hè khi hết thời gian hoạt động của phố đêm...

Như vậy, đến nay tại TP Huế có các phố đi bộ gồm Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu; phố đêm Hoàng Thành Huế và phố đi bộ Hai Bà Trưng chuẩn bị khai trương.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật