Chồng vừa mất, vợ đòi tái hôn với bạn của chồng, chỉ trích mẹ chồng: Chưa mãn tang nên chưa thể cưới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đúng là khi mãn tang chồng, người phụ nữ này có quyền tìm hạnh phúc riêng mà không ai có thể ngăn cản. Tuy nhiên, chính giọng điệu của cô đã làm bao người bức xúc. Đếm ngược ngày để lấy chồng mới, sao có thể phũ phàng đến thế?
Chồng vừa mất, vợ đòi tái hôn với bạn của chồng, chỉ trích mẹ chồng: Chưa mãn tang nên chưa thể cưới
Đoạn status của người phụ nữ góa chồng.

Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Sống trong cuộc hôn nhân đầy đắng cay, cả chồng và vợ đều có quyền thoát ra khỏi đó, đi tìm cho mình một nửa thích hợp hơn để xây dựng gia đình. Nhất là khi một trong hai không còn nữa, người còn lại có thể kết hôn với đối tượng khác. Có nhiều trường hợp vợ/chồng mất, người còn lại đi thêm bước nữa và chịu nhiều điều tiếng dư luận. Nhưng cuộc đời vốn dĩ ngắn ngủi, sống vì mình một chút cũng là điều nên làm.

Dù vậy, trước khi đi thêm bước nữa, hãy đảm bảo bản thân mình tự nguyện và người thân xung quanh cũng cảm thấy thoải mái. Đã có không ít chị em sau khi chồng mất liền kết hôn thêm lần nữa thì được gia đình chồng rất ủng hộ. Và cũng có trường hợp ngược lại, nhà chồng dùng mọi cách để cấm cản. Như câu chuyện của người phụ nữ sau đây:

"Bố & màn xử lý đỉnh cao với mẹ chồng

Mình sinh năm 91, làm cho công ty, mình là người gốc Hải Phòng. Bố mình làm Quân đội (đã nghỉ hưu), còn mẹ mình là giáo viên cấp 2, mình còn có em trai kém mình 8 tuổi đang học Đại học.

Chồng hơn mình 3 tuổi, là người Hà Nội. 2 đứa quen nhau khi 2 công ty hợp tác cho 1 dự án, sau đó anh chủ động cưa mình, sau đó mình hạ sinh con gái, 2 đứa ra ở riêng 6 tháng sau khi cưới và ở nhà anh (anh có mua nhà riêng trước khi cưới mình)."

"Nói chút về nhà anh: Bố anh qua đời đã lâu, nghe đâu từng làm chức vụ cao trong tập đoàn may mặc gì đấy, còn mẹ anh làm trong ngân hàng cũng đã về hưu, Trong cái gia đình này, người có tiếng nói nhất chính là mẹ chồng. Bà ấy quả là một mẫu phụ nữ giỏi "nắm thóp", hay để ý, thao túng những người xung quanh. Mình tự nhận bản thân mình đanh đá song so với mẹ chồng thì vẫn còn phải học hỏi nhiều.

Những năm đầu làm dâu, chính từ sự khắt khe, khó tính của mẹ chồng mà mình cảm thấy bản thân mình trưởng thành lên nhiều. Mình lấy chồng năm 24 tuổi. Vì còn nhiều non nớt nên ở thời điểm ấy, mình biết ơn mẹ chồng hơn là giận dỗi, oán trách.

Tuy nhiên, thời gian rèn luyện cho mình ngày một bản lĩnh hơn, vậy nên có đôi khi chuyện mẹ chồng nhắc nhở, xét nét trở thành gánh nặng. Lúc mình sinh đứa con gái đầu lòng năm thì mẹ chồng mới bớt cái tính săm soi đi một chút. Nhưng sau kỳ ở cữ, bà vẫn chứng nào tật nấy, càm ràm không thôi khiến bản thân mình cảm thấy mệt mỏi, chán chường."

Rồi chồng mất, cô trở thành góa phụ. Trùng hợp thay, trong công ty chồng có anh tên Vương vừa tốt bụng lại khéo chăm sóc trẻ em. 2 mẹ con cô dần quý mến anh này. Bố của cô cũng gặp qua và rất vừa mắt. Mẹ chồng thì từ ngày con trai mất, bà trở nên để ý nhiều hơn có lẽ vì sợ con dâu đi thêm bước nữa. Còn cô, vì tang chồng nên chưa tái giá được: "Mình cũng cảm nhận tình cảm của Vương cho mình nhưng khi đó vì vẫn còn tang chồng nên mình chưa thể tiến tới với anh".

Có lần mẹ chồng qua nhà thì bắt gặp con dâu và người đàn ông tên Vương ở chung nhà của con trai bà. Bà tức giận đuổi đi, còn cầm dao dạo anh ta. Người phụ nữ này đoán rằng, bà làm căng như thế vì muốn cô ở đây thờ chồng, nuôi con khôn lớn, không được bỏ đi lấy người khác.

Ảnh minh họa, 163.com, hanchao.com

Trong một lần các chú lên thăm Hà Nội, trùng hợp nhà chồng cũng vừa đến chơi. Sẵn dịp cô cũng nói luôn về ý định tái giá. Mẹ chồng phản đối gay gắt, bà còn đập vỡ ly khiến bố ruột của người phụ nữ phải lên tiếng: 

"Thưa bà thông gia, tôi rất nể phục bà 1 mình nuôi thằng Vinh khôn lớn thành tài, nó mất bà buồn 1 nhà tôi buồn 10. Nhưng không có nghĩa là bà bắt con gái tôi phải sống cuộc đời giống như bà, ngày xưa phong kiến bà sợ chịu điều tiếng tôi có thể thông cảm. Nhưng thời này khác xưa rồi, bà nghĩ cho thằng Vinh thì cũng nên để tâm cho con tôi chứ. Bà thử nghĩ xem nếu cái Ánh (em chồng, sống với nhà chồng) nó cũng bị đối xử như bà đã làm với con tôi hay anh Vương thì bà có đau lòng không?

Với cả đã 3 năm rồi, nếu con bé tìm được người có thể giúp nó hạnh phúc thì sao bà không tác thành cho họ? Tôi đánh giá rất cao anh Vương, tôi tin chắc là nó sẽ đem lại hạnh phúc cho con tôi cũng như bé Su. Tất nhiên con tôi sẽ vẫn có thể quan tâm, thăm hỏi, nếu bà có khó khăn gì, nhà tôi vẫn có thể quay về giúp đỡ trong khả năng. Mà tôi thấy nếu phim Sống chung với mẹ chồng mà có quay phần 2 thì tôi thấy bà hợp để đóng phim đó đấy! Còn nếu bà gây khó dễ thì tôi sẽ không để bà yên đâu!"

Sau đó họ hàng nhà chồng bắt đầu trách móc mẹ anh, bà tức quá rời khỏi nhà. Sau có ông chú chồng dọn đống cốc vỡ, bố mình thì chỉ nói với mình là nếu khó khăn thì alo cho bố, bố sẽ giải quyết. Từ đáy lòng mình thầm cảm ơn bố vì có màn ra tay khiến ai cũng nể phục, mong là bà sẽ thay đổi tâm tính để có 1 cái kết đẹp cho đôi bên..."

Vậy là sau khi chồng qua đời chưa lâu sự xuất hiện của anh Vương đã giúp đỡ người phụ nữ này khá nhiều và đôi bên dần nảy sinh tình cảm. 3 năm qua là thời gian đủ lâu để cả 2 tính đến chuyện đi xa hơn trong mối quan hệ và đợi khi mãn tang, họ sẽ nghiêm túc tính đến chuyện kết hôn. Cư dân mạng sau khi đọc xong câu chuyện đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh thái độ của người phụ nữ trẻ và bàn luận về hành động ngăn cản của mẹ chồng:

- Nói chung không ai nói gì chuyện đi bước nữa nhưng tôi thấy chị vợ chắc cũng không mặn mà với người chồng đã mất lắm, cách nói về chồng cũ nghe nhẹ tênh. Mẹ chồng nào cũng đa phần đều không muốn con dâu tái giá, sợ có chồng mới, có con chung rồi bỏ bê cháu nội mình. Hồi mình học cô giáo từng kể câu chuyện người phụ nữ đi tái giá có con chung bằng câu nói “con anh, con em đánh con chúng ta”.

- Con dâu chứ phải con đẻ bà ấy đâu mà bà ấy xót. Khác máu thì tanh lòng. Dễ hiểu thôi.

- "Vì vẫn còn tang chồng nên không thể tiến tới với anh" ủa lạ dị, chị đếm từng ngày để hết tang chồng rồi đi lấy chồng ạ.

- Một người phụ nữ mất cả chồng cả con. Bạn có bao giờ đặt mình vào vị trí mẹ chồng để suy nghĩ chưa? Đúng. Tái hôn hay không là vấn đề cá nhân bạn. Nhưng hãy nhẹ nhàng với bà một chút. Bà có thái độ như vậy cũng là vì thương con thương cháu thôi. Bạn còn có suy nghĩ bà muốn nhờ vả gì mình mà coi thường bà là không đúng rồi. Bạn suy nghĩ ích kỷ quá.

2 bên sui gia mâu thuẫn cũng vì con dâu đòi lấy chồng mới. Ảnh minh họa, internet

Cư dân mạng người khen, người chê cách đối xử của con dâu với mẹ chồng và với cuộc hôn nhân với người chồng đã mất. Đúng là thời buổi ngày nay không ai bắt phải thủ tiết thờ chồng, nhưng giọng điệu của chị khi kể về anh Vương quá tân bốc, còn nhắc đến mẹ chồng thì đành hanh khó chịu. Trong câu chuyện, chị có vẻ cũng chẳng mấy mặn mà với người chồng trước. Chị phê phán mẹ chồng, cho rằng bà ích kỷ khi muốn chị ở vậy chăm con chứ không muốn chị đi bước nữa.

Rõ ràng là, mẹ nào mà chẳng thương con. Mẹ chồng cũng vì mất đi đứa con trai yêu quý, nay lại đứng trước ngưỡng cửa mất con dâu, bà có quá đáng một chút cũng dễ hiểu. Cháu nội của bà cũng còn nhỏ dại, bà làm sao tránh khỏi sợ hãi khi cháu có thêm người cha dượng và nguy cơ cháu rời xa bà ngày càng nhiều. Bà đã không bắt con dâu ở chung nhà, chăm sóc bà thì thôi, con dâu còn có vẻ ghim gúc mẹ chồng quá nhiều. Cô còn trẻ, còn nhiều cơ hội để bắt đầu lại cuộc đời, tìm cho mình nhiều niềm vui. Còn mẹ chồng, rốt cuộc thì mất chồng mất con, bà còn lại gì ngoài tuổi già?

Điều làm cư dân mạng tức giận không phải là quyết định lấy chồng ngay khi vừa mãn tang. Mà chính là thái độ nôn nóng của chị khi muốn tái hôn và cay nghiệt với mẹ chồng. Cùng là phụ nữ, hãy hiểu cho mẹ chồng. Đứng trước mặt dòng họ tuyên bố sẽ tái hôn, mẹ chồng bất ngờ, xúc động, phản ứng mạnh cũng phải. Thay vì vậy, hãy lựa lời nói với bà, nhẹ nhàng tiếp cận để bà hiểu cho con dâu. Giới thiệu anh Vương với bà để bà thêm yên tâm cho con dâu đi lấy chồng. Nói với bà về việc dù tái hôn nhưng cô sẽ không bỏ rơi bà, thường xuyên thăm hỏi và phụng dưỡng bà, sẽ mãi là dâu con của bà. Có khôn khéo như vậy thì dù chặt lòng chặt dạ đến mấy, bà cũng sẽ mềm lòng mà tác hợp cho con dâu. Chứ con trai người ta vừa mất 3 năm, lại thấy con dâu lấy thêm chồng mới thì ai mà không đau lòng?

Có những người mẹ chồng thật sự cô đơn, người trẻ như chúng ta làm sao hiểu được. Ảnh minh họa, ntdvn.com

Chúng ta - những người trẻ thường nói về việc yêu thương bản thân, sống vì mình trước tiên, ích kỷ cho mình để không phải vì ai mà chịu thiệt thòi. Nhưng nhìn thế hệ trước, nhìn vào đấng sinh thành của chúng ta để thấy, họ luôn sống vì gia đình, vì người thân. Họ biết sự hy sinh đó là cần thiết, dù bản thân có chịu thiệt thòi. Chính vì lẽ đó, sự mâu thuẫn giữa 2 thế hệ ngày càng lớn.

Như trong câu chuyện này, mẹ chồng không thể bắt con dâu sống độc thân nuôi con mãi được. Bà cũng nên hiểu và cho cô ấy cơ hội để làm lại cuộc đời. Cô con dâu thì nghĩ mình không thể thủ tiết thờ chồng, nghe lời mẹ chồng mà đánh mất đi hạnh phúc với anh Vương. Nhưng giá như, cô khôn khéo hơn, mềm mỏng với bà hơn thì có phải là vẹn cả đôi đường rồi không? Gia đình gia giáo, ăn học đủ đầy mà không biết cách ứng xử thì trách mình đầu tiên chứ đừng trách người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật