MiG-31K với Kinzhal đến sát biên giới Ukraine

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiêm kích MiG-31K với Kinzhal nằm trong tổng số 300 máy bay chiến đấu các loại đã được Nga điều đến khu vực gần với biên giới Ukraine.
MiG-31K với Kinzhal đến sát biên giới Ukraine
tiêm kích MiG-31 Nga.

Thông tin được Trung tướng Leonid Holopatiuk, Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác Quốc tế và Thẩm tra Các lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết trong một cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn Hợp tác An ninh thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

"Quân đội Nga đã triển khai dọc biên giới Ukraine 87.000 binh lính, 1.100 xe tăng, 2.600 xe chiến đấu bọc thép, 1.100 hệ thống pháo, 360 hệ thống rocket phóng loạt, và 18 hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Về Không quân, Nga cũng đã tái trang bị cho các lực lượng đóng gần Ukraine các mẫu máy bay chiến đấu hiện đại và đã được nâng cấp như Su-30SM, Su-35S, Su-34, Su-25SM3, MiG-31K mang tên lửa siêu thanh Kinzhal cũng như hàng loạt trực thăng thuộc nhiều biến thể".

Theo Tướng Leonid Holopatiuk, Nga đã triển khai khoảng 330 máy bay chiến đấu và 230 trực thăng tới các căn cứ không quân gần biên giới Ukraine.

Trong khi đó, dù không trực tiếp nói đến sự hiện diện lực lượng khổng lồ của Nga gần biên giới nhưng cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Ukraine, Trung tướng Igor Romanenko lại nói về một cuộc xung đột với Moscow có thể xảy ra.

Phát biểu tên tờ Obozrevachel, Tướng Igor Romanenko tuyên bố, Ukraine có thể giải quyết cuộc xung đột ở phía đông (Donbass) của đất nước "trong một vài tuần". Tuy nhiên, việc triển khai một chiến dịch quân sự như vậy gần biên giới Nga là quá rủi ro đối với Kiev.

"Nếu điều này xảy ra (xung đột quân sự giữa Ukraine và Nga), thì sẽ có một vụ tàn sát đẫm máu, kết quả rất khó dự đoán cho đến cuối cùng. Nhưng chúng tôi cần hiểu rằng Nga có ưu thế quân sự vượt trội hơn nhiều so với Ukraine để có đối sách phù hợp", Tướng Romanenko nói.

Không những vậy, Tướng Romanenko cũng đưa ra lời khuyên cho Kiev chuẩn bị và kiên quyết khôi phục biên giới, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chờ đợi thời điểm nước Nga "suy yếu nhất".

"Đụng độ quân sự trực tiếp ở quy mô lớn với Nga ở thời điểm hiện nay, theo quan điểm của tôi, là điều không hợp lý. Cũng giống như Nga năm 2014, chúng ta cần phải lựa chọn thời gian thích hợp, khi mà Nga suy yếu một cách tối đa, để hành động", ông Igor Romanenko nói.

Đây không phải lần đầu tiên tướng Romanenko đưa ra những tuyên bố hiếu chiến mang tính khiêu khích chống lại Nga. Hồi giữa năm 2019, ông này khẳng định để đối phó Moscow thì Kiev cần có loại tên lửa có tầm bắn "ít nhất vươn tới Ural - một trong 8 vùng liên bang của Nga, nơi có đường biên giới phân chia châu Âu và châu Á".

Sau khi ký kết Bản ghi nhớ Budapest, Ukraine đã bị tước đi không chỉ vũ khí hạt nhân, mà cả vũ khí tên lửa. "Chúng ta chỉ còn có tên lửa Tochka-U cũ với tầm bắn 120 km. Và bây giờ chúng ta đang chịu hậu quả của cách tiếp cận này.

Ukraine cần những tên lửa ít nhất có thể bay tới tới Ural và bao phủ toàn bộ lãnh thổ Liên bang Nga. Những tên lửa như vậy có thể được coi là một công cụ răn đe", ông Romanenko lưu ý.

quan hệ giữa Moscow và Kiev rơi vào khủng hoảng kể từ khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea vào lãnh thổ liên bang năm 2014. Cũng trong năm này, cuộc xung đột vũ trang giữa các lực lượng ly khai và quân đội Chính phủ Ukraine đã nổ ra ở miền Đông Ukraine (Donbass).

Phía Ukraine thường xuyên đưa ra cáo buộc Nga can thiệp vào các vấn đề nội bộ Ukraine, tham gia vào cuộc xung đột ở Donbass, tiến hành "chiến tranh lai", gián điệp và tội phạm công nghệ cao. Tuy nhiên, Nga phủ nhận tất cả các cáo buộc và gọi các cáo buộc này là không thể chấp nhận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật