Nếu đập Tam Hiệp vỡ trong mùa lũ, điều gì sẽ xảy ra và dân cần trú ở đâu?

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mưa lớn vẫn đang tiếp diễn ở khu vực phía Nam Trung Quốc khiến nhiều tỉnh thành rơi vào tình trạng ngập lụt nghiêm trọng. Hôm 2.7, đập Tam Hiệp phải mở 3 cổng để xả bớt lũ.
Nếu đập Tam Hiệp vỡ trong mùa lũ, điều gì sẽ xảy ra và dân cần trú ở đâu?
Hậu quả sẽ là vô cùng thảm khốc nếu đập Tam Hiệp bị vỡ (ảnh: Xinhua)

Xem Video: Nếu đập Tam Hiệp vỡ, thảm họa nào sẽ giáng xuống

Đập Tam Hiệp đang đặc biệt nhận được sự chú ý của dư luận khi phải chịu sức ép lớn do lượng nước dồn về từ sông Dương Tử. Tình hình mưa lũ năm nay ở Trung Quốc được đánh giá là tồi tệ nhất trong vòng 70 năm trở lại đây.

Có khoảng 400 – 600 triệu người sống ở hạ lưu sông Dương Tử, trong đó có các vùng thịnh vượng nhất như Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải. Nếu Tam Hiệp – con đập nằm ở tỉnh Hồ Bắc – bị vỡ, hậu quả xảy ra sẽ là ngoài sức tưởng tượng.

Theo Epoch Times, các chuyên gia thiết kế Trung Quốc đã tiến hành nhiều thử nghiệm mô phỏng để xem liệu hậu quả sẽ ra sao nếu đập Tam Hiệp bị vỡ.

Thử nghiệm cho thấy, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, 39,3 tỷ mét khối nước tràn xuống ngay lập tức sẽ biến Nghi Xương, Hồ Bắc thành bình địa với khoảng 700.000 người thiệt mạng.

Một phần diện tích của các tỉnh thành Hồ Bắc, Trùng Khánh và Tứ Xuyên sẽ ngập trong “đại dương” nước.

Ngay sau vỡ đập sẽ là trình trạng lở đất nghiêm trọng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, dòng lũ từ thượng nguồn đáng lo ngại hơn rất nhiều so với lượng nước tràn ra do vỡ đập.

Nước từ thượng nguồn sông Dương Tử liên tục tràn về sẽ san phẳng nhiều tỉnh thành ở hạ nguồn. thiệt hại về người và vật chất lúc này không thể đong đếm.

Theo thử nghiệm mô phỏng, nếu sự cố vỡ đập thực sự xảy ra, nơi tránh trú an toàn nhất sẽ là Thần Nông Giá – khu vực nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc. Thần Nông Giá sẽ là lựa chọn làm điểm trú ẩn vì nó đủ cao trước lượng nước đổ về được ví như “sóng thần” khi đập Tam Hiệp bị vỡ.

Tượng Thần Nông ở Thần Nông Giá (ảnh: Sohu)

Thần Nông Giá có diện tích khoảng 3.250 km2. Điểm cao nhất ở khu vực này lên đến 3.105 mét. Thần Nông Giá cũng là nơi có hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Thần Nông Giá được đặt theo tên của Thần Nông – một trong những vị thần nổi tiếng nhất và được xem là ông tổ của người Trung Quốc.

Theo thần thoại Trung Quốc, Thần Nông là ông tổ của nông nghiệp. Thần Nông đã dạy người Trung Quốc nhiều ngành nghề thủ công, đặc biệt là y dược. Thần Nông được miêu tả là đầu có sừng như bò, đuôi bọ cạp, chân rết. Thần Nông cũng được xem là vị thần bảo hộ tính mạng, sức khỏe của người Trung Quốc.

Một số chuyên gia thủy lợi Trung Quốc cho rằng, điều đáng lo ngại nhất đối với đập Tam Hiệp là động đất và tình trạng lở đất ở thượng nguồn.

Hôm 2.7, động đất kép đã xảy ra ở Tứ Xuyên và Quý Châu – khu vực thượng nguồn sông Dương Tử. Tác động của cơn địa chấn với đập Tam Hiệp ra sao vẫn chưa được làm rõ.

RFI đưa tin, ở tỉnh Hồ Bắc, mưa lũ đã khiến ít nhất 198.200 người bị ảnh hưởng, 22.800 người phải rời khỏi nhà tìm nơi tránh trú và 11.600 ngôi nhà bị hư hại.

Ở Trùng Khánh, 1 người người chết, 1 người mất tích, hơn 60.000 người bị ảnh hưởng và 2.035 người phải rời bỏ nhà cửa do mưa lũ.

Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, từ ngày 2.7, mực nước của 304 con sông ở 19 tỉnh thành Trung Quốc đã vượt mức cảnh báo lũ.

Thông tin mới nhất từ Đài Khí tượng Trung Quốc cho biết, từ 4 – 6.7, khu vực Tây Nam Trung Quốc sẽ tiếp tục đón mưa lớn, nhiều khả năng xảy ra lũ quét ở một số nơi.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10728
  1. Trung Quốc chống chọi mùa mai vũ lịch sử, đập Tam Hiệp bị thử thách
  2. Đập Tam Hiệp hứng đợt lũ mới, huyện ở Hồ Bắc báo động cao nhất
  3. Lở đất chặn đứng nhánh sông Dương Tử: Một thành phố có nguy cơ bị nhấn chìm
  4. Trung Quốc: ‘Lũ số 3’ đang hình thành trên sông Trường Giang
  5. Mưa lớn không ngừng, Trung Quốc lo gánh thêm thảm họa tự nhiên
  6. Nín thở theo dõi diễn biến ở đập Tam Hiệp
  7. Vỡ đập ở Quảng Tây có thể là dấu hiệu cho thảm họa sắp tới
  8. Cận cảnh đập ở Trung Quốc mở toàn bộ 14 cửa xả lũ
  9. Công ty vận hành: Đập Tam Hiệp ‘biến dạng nhẹ’ nhưng vẫn an toàn
  10. Mưa lũ lịch sử trong vòng 60 năm tại Hà Giang có liên quan đến mưa lũ ở Trung Quốc?
  11. Sạt lở đất tạo một hồ chắn trên sông ở Hồ Bắc, Trung Quốc
  12. Thượng nguồn Hoàng Hà nước lớn, hồ thủy điện tăng cường xả lũ
  13. Truyền thông phương Tây mô tả “đập Tam Hiệp sắp sập đến nơi”, báo Trung Quốc tức giận
  14. TQ hứng chịu lũ lụt lịch sử, siêu đập Tam Hiệp đối mặt đỉnh lũ thứ ba
  15. Trung Quốc nâng cảnh báo lũ ở sông Hoài lên mức cao nhất
  16. Thêm nhiều người chết, Trung Quốc dùng thuốc nổ phá đập để xả lũ
  17. Trung Quốc cho nổ tung đập để xả lũ ở An Huy
  18. Trung Quốc “căng mình” ứng phó thảm họa lũ lụt
  19. Nước cuồn cuộn đổ về, đập Tam Hiệp ‘an toàn vượt qua đỉnh lũ’
  20. Hình ảnh đập Tam Hiệp mở 3 cửa xả lũ, binh lính tích cực vá đê chống lũ
  21. Nước lũ lớn kinh hoàng đổ về đập Tam Hiệp, vượt cảnh báo 15 mét
  22. Nước lũ đổ vào đập Tam Hiệp lập đỉnh mới, vượt cảnh báo hơn 15m
Video và Bài nổi bật