Nga “vùng vẫy” trong “vòng kim cô” cấm vận của Mỹ-EU

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối mặt với lệnh cấm vận tăng cường của Mỹ và EU, Nga đang nỗ lực hết sức nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đến kinh tế, quân sự của mình.
Nga “vùng vẫy” trong “vòng kim cô” cấm vận của Mỹ-EU
Ai Cập đang có ý định mua máy bay chiến đấu MiG-29SMT của Nga

Đẩy mạnh hợp tác quân sự, sẵn sàng chia sẻ công nghệ

Ngày 12/9, Liên minh châu Âu đã thực thi các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty lớn trong lĩnh vực quốc phòng, dầu khí và ngân hàng của Nga cũng như những cá nhân là các nhà chính trị và doanh nhân hàng đầu của nước này. Tiếp sau EU, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã công bố và áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Ngoài những đáp trả trong lĩnh vực kinh tế, Nga đã tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc gia thân cận, tiêu biểu là với Ai Cập. Gần đây, hợp tác quân sự Moscow-Cairo đã phát triển tích cực sau thời gian gián đoạn gần 30 năm. Đầu năm nay, Ai Cập có ý định mua vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga khoảng 2 tỷ USD

Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga Alexander Fomin cho biết hôm 17-9 là Nga và Ai Cập đã ký tắt hợp đồng vũ khí trị giá 3,5 tỷ USD và đánh giá đây là thắng lợi lớn của ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói chung và của đất nước Nga nói riêng, trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây siết chặt cấm vận do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Trước đó Giám đốc điều hành của công ty quốc gia "Rosteh", ông Chemezov tuyên bố rằng các hợp đồng này có liên quan đến việc cung cấp cho Ai Cập các hệ thống phòng không, pháo binh, trực thăng chiến đấu, máy bay chiến đấu, vũ khí chống tăng và vũ khí hạng nhẹ của Nga.

Cũng trong hôm 17-9, Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Alexander Fomin còn cho biết là, ngoài việc ký kết các hợp đồng mua sắm vũ khí, Nga sẽ tăng cường hợp tác phát triển trong lĩnh vực chế tạo vũ khí, đồng thời sẵn sàng chuyển giao một số công nghệ quốc phòng cho Nam Phi.

Phát biểu trước các nhà báo tại triển lãm Africa Aerospace and Defence-2014 hôm 17-9, ông Fomin cho biết: "Chúng tôi rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nam Phi. Cùng với việc xuất khẩu những trang bị thành phẩm, Nga sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quốc phòng".

Theo ông, Nga và Nam Phi có thể cùng nhau làm việc song phương và trong khuôn khổ BRICS, điều này là rất có lợi cho Nga trong bối cảnh phải đường đầu với lệnh cấm vận của Mỹ-EU về vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, ông Fomin không nói rõ những loại công nghệ nào được Nga sẵn sàng chuyển giao cho nhà nước châu Phi.

Được biết, tại cuộc triển lãm quốc phòng của "Rosoboronexport", các đoàn nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đến máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, máy bay vận tải quân sự Il-76MD-90A, trực thăng vận tải Mi-35M; các tàu tuần tra, xe bọc thép BMP-3, BTR-80A, hệ thống tên lửa chống tăng "Kornet-E/M", cùng các vũ khí nhỏ chuyên dụng.

Ngoài ra, ngày 17-9 vừa qua, chính phủ Iraq cam kết sẽ tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế, mở rộng hợp tác quân sự-kĩ thuật và đặc biệt đẩy mạnh việc cộng tác trong lĩnh vực năng lượng đối với Nga. Phó Thủ tướng Iraq Hoshyar Zebari còn khẳng định, hợp tác với Nga là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này.

Phát biểu với hãng thông tấn Rossiya Segodnya, ông Zebari tuyên bố, mục đích của chính phủ nước này sẽ không chỉ là duy trì mà còn là tăng cường hợp tác giữa Iraq và Nga. Baghdad không chỉ có dự định hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kĩ thuật mà còn cả về lĩnh vực năng lượng với Moscow, với việc xây dựng thêm nhiều nhà máy ở Iraq, khai mỏ hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Trực thăng Mi-17 của Nga trong biên chế quân đội Iraq

Ông Zebari cho biết Nga và Iraq sẽ sớm cử đoàn đại diện công du trao đổi lẫn nhau, đặc biệt là khi Iraq đang cần vũ khí chống khủ‌ng b‌ố mà Mỹ không đem lại cho nước này sự hài lòng. “Chúng tôi đã tiến hành một vài hợp đồng quân sự và sẽ đưa một số hợp đồng đã kí vào hiệu lực”, Phó Thủ tướng Iraq khẳng định.

Theo ông Zebari, Iraq muốn mua nhiều lại vũ khí từ Nga và nhập khẩu thêm một loạt máy bay chiến đấu. Ông cho rằng đây sẽ là một việc làm hết sức hữu ích và đúng thời điểm do chính phủ Iraq đang trong cuộc chiến với IS, đồng thời khẳng định quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ được tiếp tục duy trì, trong thời điểm 2 nước vừa kỷ niệm kỉ niệm 70 năm hợp tác phát triển vào ngày 9/9 vừa qua.

Tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia châu Á, Phi và Mỹ Latin

Ngày 12/9, Liên minh châu Âu đã thực thi các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty lớn trong lĩnh vực quốc phòng, dầu khí và ngân hàng của Nga cũng như những cá nhân là các nhà chính trị và doanh nhân hàng đầu của nước này.

Tiếp sau EU, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã công bố và áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì những cáo buộc Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Kiev khi hỗ trợ nhân lực và vũ khí trang bị cho phe ly khai thân Nga ở đông nam Ukraine.

Ngay sau đó, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới mùa Hè tại Thiên Tân (Trung Quốc), Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết Nga đang lên kế hoạch tăng cường nhập khẩu thực phẩm rau quả từ Trung Quốc. Trước đó, hai nước cũng đã đạt được thỏa thuận để nối lại nguồn cung thịt lợn từ Trung Quốc sang Nga, vốn bị đình chỉ từ năm 2004.

Hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga đang được nhiều nước ưa chuộng

Ngày 18-9, đại diện Ấn Độ và Tunisia tuyên bố, 2 nước này sẽ tăng nguồn cung cấp thực phẩm vào Nga. Tuy khối lượng cụ thể không được thông báo nhưng Ấn Độ và Tunisia đã chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng tăng khối lượng xuất khẩu thực phẩm sang Nga vì đây cũng chính là cơ hội của họ.

Tuyên bố của đại diện hai nước được đưa ra sau cuộc đàm phán với người đứng đầu Cơ quan Giám sát vệ sinh thực vật và Thú y Nga Rosselkhoznadzor - ông Sergey Dankvert, tổ chức tại Moscow vào ngày 17-9.

Về phía Nga, ông Dankvert cũng tuyên bố rằng Ấn Độ có khả năng tăng nhập khẩu vào Nga thịt gia súc, bơ, pho mát và hải sản. Các thành viên của đoàn đại biểu Ấn Độ hoàn toàn tán thành và đảm bảo rằng vấn đề sẽ được giải quyết sớm.

Đến lượt mình, phái đoàn Tunisia đã bày tỏ sự quan tâm trong việc cung cấp cho Nga dầu ô liu, pho mát, trái cây và rau quả. Ông Dankvert nói rằng Rosselkhoznadzor có thể cho phép năm công ty của Tunisia xuất khẩu vào Nga các sản phẩm sữa, bao gồm cả pho mát.

Nga đã bắt đầu cuộc đàm phán với các nhà cung cấp thay thế thực phẩm kể từ ngày 7 tháng 8 sau khi Nga cấm nhập khẩu một số loại nông sản và thực phẩm từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu. Canada, Na Uy và Úc do biện pháp trừng phạt của các nước này chống Nga liên quan với các sự kiện ở Ukraina.

Nga đã đáp trả lại châu Âu bằng lệnh cấm nhập khẩu nông sản

Lệnh cấm liên quan đến thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, rau, trái cây, các sản phẩm sữa và một số sản phẩm khác đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước châu Âu, khiến một số nước đã đòi Liên minh châu Âu phải bồi thường thiệt hại.

Những thảo luận về vấn đề này còn được Nga tiến hành với các nước thuộc khối BRICS - bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa). Nga đã đề nghị các nước về mở rộng cung cấp thực phẩm và đã nhận được những cam kết tích cực.

Những nội dung hợp tác cụ thể hiện vẫn đang được thảo luận với các đối tác của Nga ở BRICS. Trong vài tuần tới những liên lạc này sẽ được duy trì để hướng tới những kết quả tốt đẹp - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết trong một cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.

Phía Ấn Độ đã cung cấp những thông tin cần thiết để xem xét khả năng cung cấp thịt trâu cho Nga. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng bày tỏ sự quan tâm tới việc xuất khẩu các sản phẩm sữa, bao gồm cả sữa bột và bơ sang thị trường Nga, để thay thế cho sản phẩm trước đây Nga phải nhập của một số nước Baltic.

Trong khi đang bóng gió về khả năng cấm nhập khẩu ô tô của châu Âu, Nga đang tích cực xúc tiến các hạng mục đàm phán, trong khuôn khổ dự án Ai Cập mời AvtoVAZ của Nga mở cơ sở sản xuất ô tô tại nước này. Chính phủ Ai Cập đã đề nghị nhà sản xuất ô tô AvtoVAZ của Nga lập các dự án liên doanh với tập đoàn nhà nước Nasr Ai Cập.

Nga cũng đã cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt, cá cao cấp từ châu Âu

Điều này được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Ai Cập Mounir Fakhry Abdel Nour tuyên bố trong chuyến thăm Moscow. Theo lời quan chức, Cairo quan tâm đến việc Nga triển khai toàn bộ dây chuyền sản xuất chứ không chỉ có tổ chức lắp ráp xe ô tô, - báo Nga Vedomosti viết.

Để phục vụ hoạt động của các công ty Nga bao gồm cả lắp ráp thiết bị nông nghiệp, Ai Cập đã dành riêng một mặt bằng tại khu công nghiệp gần kênh đào Suez. AvtoVAZ xác nhận với tờ báo về các cuộc đàm phán nhưng không muốn tiết lộ trước khi Chủ tịch hãng Bo Andersson ký quyết định liên quan.

Ngoài ra, Tập đoàn KAMAZ của Nga cũng chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Ai Cập. Vào năm 2007 KAMAZ từng có ý định xây dựng nhà máy lắp ráp ở Ai Cập, tuy nhiên cuối cùng công ty đã quyết định chỉ ký các hợp đồng xuất khẩu.

Cũng trong ngày 12/9, Tổng thống Nga Putin đã nhắn nhủ nhân dân trên toàn đất nước là, tuy tình hình đang xấu đi, nhưng Nga sẽ chỉ gặp khó khăn trong giai đoạn trước mắt, nhưng nếu nhìn vào vấn đề một cách tổng thể, trong một giai đoạn nhất định có thể thấy lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu mang lại cho Nga nhiều khía cạnh tích cực hơn là tiêu cực.

Lệnh trừng phạt này đã khiến Nga có cơ hội tái cơ cấu lại nền kinh tế, cân bằng cán cân xuất-nhập khẩu , mở ra những cơ hội mới cho các nhà sản xuất nội địa để phát triển năng lực sản xuất, đồng thời cũng mở ra cơ hội lớn cho các đồng minh của Nga trong lĩnh vực xuất khẩu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật