Mỹ: Tại sao cựu Tổng thống Obama im lặng về bà Harris?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cựu Tổng thống Barack Obama vẫn “im lặng” trong khi tất cả lãnh đạo Đảng Dân chủ cấp bang ở Mỹ đều ủng hộ bà Kamala Harris tranh cử thay chỗ Tổng thống Joe Biden.
Mỹ: Tại sao cựu Tổng thống Obama im lặng về bà Harris?
Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Barack Obama. Ảnh: CNN

Tổng thống Joe Biden ngày 21-7 (giờ Mỹ) làm dậy sóng dư luận với tuyên bố dừng chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng nhiệm kỳ tiếp theo.

Cùng với quyết định trên, ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm đã đề cử Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ

Ngay sau đó nhiều cái tên nổi bật của phe Dân chủ đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ bà Harris, riêng cựu Tổng thống Obama vẫn chưa nhắc đến nữ phó tổng thống.

Thực tế, dù ủng hộ quyết định rút lui và hết lời ca ngợi thành tựu nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, song ông Obama không một lần nhắc tới bà Harris.

"Ông Joe Biden là một trong những tổng thống có ảnh hưởng nhất của nước Mỹ, cũng như là một người bạn và đối tác thân thiết nhất của tôi" – vị tổng thống thứ 44 của Mỹ nói.

Ông Obama nhận định những gì đảng Dân chủ sẽ trải qua trong những ngày tới là điều chưa từng có tiền lệ. "Nhưng tôi vô cùng tin tưởng các lãnh đạo Đảng Dân chủ sẽ tạo ra một tiến trình mà từ đó một ứng cử viên xuất sắc sẽ xuất hiện" – ông nói thêm, ám chỉ Đảng Dân chủ nên lựa chọn ứng viên chứ khô‌ּng mặ‌ּc định ủng hộ bà Harris.

Những lời của cựu Tổng thống Obama lập tức bị phe Cộng hoà "diễn giải theo ý ông không ủng hộ Phó Tổng thống Harris".

Trái lại, những người thân cận và am hiểu về ông Obama nói rằng không nên suy diễn quá nhiều về điều đó. Mặc dù cựu tổng thống không ngay lập tức ủng hộ bà Harris nhưng không có nghĩa ông đã ủng hộ ửng viên nào khác.

New York Times cho hay ông Obama đã có lập trường tương tự cách đây 4 năm. Thời điểm đó, các trợ lý của ông Biden gây sức ép để ông Obama ủng hộ ngay từ đầu cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ, trước khi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders bỏ cuộc. "Tôi không muốn lấn át người khác" – ông Obama nói khi đó.

Họ cho biết việc ủng hộ quá sớm vào thời điểm này cũng là một sai lầm về mặt chính trị - làm dấy lên những lời chỉ trích rằng việc đề cử bà Harris – giống như lễ đăng quang chứ không phải sự đồng thuận tốt nhất có thể trong hoàn cảnh gấp rút. 

Thay vào đó, ông Obama coi vai trò của mình là giúp "nhanh chóng đoàn kết nội bộ đảng khi chúng ta có người được đề cử" - một người hiểu rõ suy nghĩ của ông cho biết.

Nhưng vẫn còn những cân nhắc cá nhân khác làm trầm trọng thêm sự thận trọng vốn có trong con người của ông Obama.

Theo tờ New York Times, Tổng thống Biden vốn rất kiêu hành và có lẽ chỉ đang "bằng mặt chứ không bằng lòng" với ông Obama. Nguyên do bởi trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Obama âm thầm ủng hộ ứng viên Hillary Clinton.

Những người có mối quan hệ với cả 2 nhân vật này cũng cho biết tổng thống đương nhiệm cũng không hài lòng khi ông Obama nói ông Biden không nên tranh cử năm 2020. Ông Biden từng là phó tướng 2 nhiệm kỳ của ông Obama.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẵn sàng nhận đề cử đại diện Đảng Dân chủ tranh cử vào Nhà Trắng tháng 11 tới. Ảnh: Reuters

Theo một cựu quan chức Nhà Trắng có mối quan hệ gần gũi với ông Obama, cựu tổng thống muốn dành riêng ngày 21-7 (giờ Mỹ) để tri ân những thành tựu của ông Biden và không cảm thấy phải hành động vội vàng.

Trong khi đó, lãnh đạo Dân chủ tại 50 bang ở Mỹ đều ủng hộ bà Harris tranh cử.

Reuters dẫn thông báo từ Hiệp hội Các ủy ban Dân chủ cấp bang (ASDC) thông báo đa số lãnh đạo Dân chủ tại 50 bang của Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ bà Harris làm ứng viên tổng thống và không ai phản đối.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật