Bỗng một ngày thấy hình ảnh cá nhân bị đăng lên mạng, phải làm sao?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hình ảnh cá nhân bị đăng lên mạng, dù thông tin đó không sai, nhưng mình không đồng ý thì có yêu cầu gỡ bỏ được không?
Bỗng một ngày thấy hình ảnh cá nhân bị đăng lên mạng, phải làm sao?
Luật sư Nguyễn Thị Kim Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM

Thời đại mạng xã hội bùng nổ, ai cũng có thể tự do đăng ảnh cá nhân lên mạng, có đôi khi họ đăng luôn ảnh có dính bạn mà không cần xin phép bạn. Khi bạn phát hiện, nếu hình ảnh đẹp thì bạn có thể vui vẻ cho qua, có khi còn thầm cảm ơn họ vì đã đăng ảnh; nếu ảnh xấu thì bạn ’năn nỉ’ họ gỡ giùm, rồi hồi hộp chờ đến khi họ gỡ vì để càng lâu trên mạng xã hội thì hình ảnh càng có nguy cơ bị lan tỏa với những dụng ý phức tạp.

Nghiêm trọng hơn, hình ảnh của bạn bỗng dưng một ngày bị đăng lên mạng với những ý đồ xấu như dùng làm ảnh đại diện của những tài khoản mạng xã hội chuyên đi lừa đảo; bị tự ý đăng lên mạng và đòi nợ (dù bạn có nợ thật hay không); kể những câu chuyện bịa đặt về bạn...

Vậy nếu hình ảnh cá nhân bị ai đó tự ý đăng lên mạng nhưng mình không đồng ý thì có yêu cầu gỡ bỏ được không?

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Thị Kim Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích:

Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm và được Pháp Luật bảo vệ. Việc sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Khoản 2 Điều này quy định, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình được quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó và việc sử dụng hình ảnh của người khác vào mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điểm d khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng 2018 quy định rằng việc ’đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của Pháp Luật’ là một trong những hành vi xâm phạm... trên không gian mạng.

Như vậy, việc tự ý đăng ảnh người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó hoặc đăng ảnh có liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân khi chưa có sự đồng ý của người đó là hành vi vi phạm Pháp Luật. hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm Hình Sự; buộc khắc phục hậu quả bằng cách gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm Pháp Luật.

Như vậy, khi phát hiện hình ảnh cá nhân bị đăng lên mạng, người dân có thể liên hệ người đăng tải để yêu cầu gỡ bỏ. Hoặc cá nhân đó khởi kiện ra tòa đối với hành vi sử dụng hình ảnh khi chưa có sự đồng ý và hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin sai sự thật, thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và yêu cầu xin lỗi theo quy định trên.

Hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể tố cáo đến cơ quan công an để yêu cầu xử lý theo quy định Pháp Luật đối với hành vi xâm phạm quyền về hình ảnh, cũng như danh dự, uy tín của bạn...

Có được sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần xin phép?

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự, việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo Pháp Luật của họ:

- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật