Hút thu‌ốc l‌á không chỉ khiến răng xỉn màu mà còn kèm nhiều bệnh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một nghiên cứu phân tích dữ liệu từ hơn 13.000 bệnh nhân trên 16 tuổi phát hiện khoảng 79% người hút thu‌ốc l‌á điện tử có nguy cơ bị sâu răng cao hơn, so với chỉ 60% của nhóm đối chứng.
Hút thu‌ốc l‌á không chỉ khiến răng xỉn màu mà còn kèm nhiều bệnh
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng thu‌ốc l‌á điện tử có nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Ảnh: VNN

Thông tin từ Quỹ phòng chống tác hại của thu‌ốc l‌á (Bộ Y tế), các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng thu‌ốc l‌á điện tử có nguy cơ mắc bệnh nướu răng, sâu răng, mất xương quanh răng, các bệnh nha chu khác, tổn thương niêm mạc miệng, nhiễm trùng cao hơn nhiều so với người không bao giờ sử dụng.

bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cuối tháng 12/2022 đăng tải một nghiên cứu quốc tế có tiêu đề “So sánh nguy cơ sâu răng giữa những bệnh nhân sử dụng vape hoặc thu‌ốc l‌á điện tử và những người không sử dụng: Một nghiên cứu liên ngành”. Nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ vào tháng 12/2022, bổ sung bằng chứng hiện có về mối liên hệ giữa thu‌ốc l‌á điện tử và tình trạng suy giảm sức khỏe răng miệng.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Nha khoa, Đại học Tufts (Mỹ) đã đánh giá mối liên quan giữa việc sử dụng thu‌ốc l‌á điện tử, thiết bị hút thu‌ốc l‌á điện tử và mức độ rủi ro sâu răng.

Nghiên cứu này phân tích dữ liệu từ hơn 13.000 bệnh nhân trên 16 tuổi được điều trị tại các phòng khám nha khoa Tufts từ năm 2019 đến năm 2022. Họ phát hiện ra rằng khoảng 79% bệnh nhân hút thu‌ốc l‌á điện tử hoặc sử dụng thu‌ốc l‌á điện tử có nguy cơ bị sâu răng cao hơn, so với chỉ 60% của nhóm đối chứng.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng họ không hỏi liệu các thiết bị được sử dụng có chứa nicotin, tetrahydrocannabinol, hợp chất thần kinh chính được tìm thấy trong cầ‌n s‌a hay không.

Tiến sĩ Karina Irusa, trợ lý giáo sư về chăm sóc toàn diện tại trường đại học, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Điều quan trọng là phải hiểu đây là dữ liệu sơ bộ. Đây không phải là kết luận 100%, nhưng mọi người cần phải nhận thức được những gì chúng ta đang thấy,” cô nói thêm.

Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng thu‌ốc l‌á điện tử có thể góp phần vào sự phát triển của sâu răng do hàm lượng đường cao và độ nhớt của chất lỏng vaping. Khi được phun khí dung và hít vào, chất lỏng sẽ dính vào răng và khí dung vaping làm thay đổi hệ vi sinh vật trong miệng, cho phép vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào khoang miệng.

Trước những phát hiện này, các nhà nghiên cứu khuyến nghị các nha sĩ nên hỏi bệnh nhân về việc sử dụng thu‌ốc l‌á điện tử như một phần của lịch sử y tế.

Người hút thuốc nên đi khám nha khoa thường xuyên hơn người không hút

Đây là khuyến nghị của các bác sĩ khoa Răng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Theo đó, người hút thu‌ốc l‌á, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường… được xem là những người có nguy cơ lớn hơn về các bệnh răng miệng. Họ nên đến nha khoa để kiểm tra thường xuyên hơn, thay vì khuyến cáo 6 tháng/lần với người bình thường.

TS.Phạm Thị Thu Hằng, Khoa Răng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, dẫn chứng về bệnh viêm quanh răng, căn bệnh nhiều người mắc.

Theo đó, nhiều yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng, trong đó có nhóm các yếu tố có thể thay đổi như vi khuẩn, hút thu‌ốc l‌á, bệnh tim mạch, đái tháo đường, stress, tình trạng dinh dưỡng và béo phì.

Hút thu‌ốc l‌á được coi là thói quen xấu, cùng với uống rượu, đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh bệnh quanh răng. Các thói quen xấu này tác động trọng thời gian dài, cùng với đó là tình trạng thiếu dinh dưỡng sẵn có do giảm hấp thu, do quá trình dị hóa đang tăng hơn so với đồng hóa làm tăng nặng bệnh ở tổ chức quanh răng.

Tình trạng hút thu‌ốc l‌á làm thay đổi môi trường miệng, giảm tiết nước bọt làm tăng các bệnh lợi, mặt khác các chất độc trong thu‌ốc l‌á đặc biệt là nicotin được chứng minh là yếu tố bệnh căn trực tiếp gây viêm quanh răng.

Nếu người bình thường được khuyến nghị nên đi khám răng miệng 6 tháng/lần thì bệnh nhân viêm quanh răng mãn tính cần định kỳ tái khám 3 tháng/lần, bên cạnh các biện pháp điều trị khác.

bệnh răng miệng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Tại Việt Nam, tới 90% người dân mắc các bệnh về răng miệng (theo Hội Răng hàm mặt Việt Nam). Trong đó, các tình trạng thường gặp là cao răng, sâu răng, răng lung lay, mất răng, nang răng phá hủy xương hàm…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật