Khi đó, người dân thôn Đại Đồng, xã Đoạn Gia, huyện Phù Phong thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được huy động đến núi Bảo Kê để đào mương. Nếu không đào sớm thì hoa màu sẽ bị quét sạch, thậm chí hàng chục mẫu đất có thể bị lũ nuốt chửng, người địa phương mất cái ăn, mất chỗ ở.
Một ông lão họ Lưu rất tích cực làm việc, hăng say tới nỗi tới giờ nghỉ trưa ông vẫn làm. Mặc mọi lời khuyên, ông Lưu nói làm xong sớm thì được nghỉ sớm. Trong lúc đào, ông cuốc đụng trúng vật gì đó, nghĩ là đá nên ông cách gạt nó ra. Quan sát kỹ, ông thấy đó là cái chum hình thù kỳ lạ. Nó còn có cả nắp đậy và phát ra âm thanh trầm đục khi gõ vào.
Sau đó, ông đào thêm được 3 cái chum tương tự. Lão Lưu thấy bên ngoài chum bị gỉ, lớp vỏ đã chuyển màu xanh và biết chúng được làm từ đồng. Biết đồng bán được giá nên ông đem về nhà. Để mọi người không phát hiện, ông tìm chỗ chôn 4 cái chum.
Đêm 4 cái chum về nhà, ông Lưu rửa sạch bùn đất bám trên chúng. Những cái chum được trả về hình dáng ban đầu, chúng được khắc hoa văn, ký tự rất lạ. Người vợ thấy liền mắng chồng mang rác về nhà. Vì thế, lão Lưu đành đem chúng ra nhà kho. Nào ngờ, mấy đứa cháu nhỏ lại lôi chum ra để tiểu tiện. Bọn trẻ còn đem vật này đi khắp nơi khoe với bạn bè. Cuối cùng, ai cũng biết nhà ông Lưu có tới 4 cái chum đồng.
Một ngày tháng 7/1997, con trai cả của ông Lưu nghe nói có chuyên gia về làng mua lại cổ vật nên đã đem một cái chum đồng đến bảo tàng để thẩm định.
Kiểm tra cẩn thận, các chuyên gia xác định nó là chiếc âu đồng từ thời Tây Chu. Người xưa dùng nó để đựng thức ăn sau khi nấu chín. Đôi khi họ còn dùng làm vật đựng đồ lễ tế. Nó là một trong những đồ dùng mang tính biểu tượng của thời đại đồ đồng thời đại đó. Chúng có miệng tròn, 2 quai gắn 2 bên, dưới nắp có khắc 129 chữ cổ.
Chuyên gia trả trả giá 2.000 NDT (hơn 6,8 triệu đồng) để mua cái âu đồng. Con trai của ông Lưu đồng ý.
Phía trong nắp chum còn có khắc 129 chữ cổ. (Ảnh: Sohu)
Dựa trên kinh nghiệm khảo cổ, các chuyên gia biết rằng di tích văn hóa thời Tây Chu thường chôn theo quy định “ngũ đỉnh tứ quỹ” (tức là khi chôn sẽ có 5 lư hoặc 4 âu). Như vậy, nhà họ Lưu chắc chắn vẫn còn những chiếc âu đồng khác. Tuy nhiên, người con trai nói giá quá thấp nên từ chối.
Họ đi dò hỏi khắp nơi và tìm thấy nhà của ông Lưu. Sau nhiều lần thương lượng, cuối cùng chuyên gia trả thêm 100.000 NDT (hơn 340 triệu đồng) cho 3 cái âu đồng còn lại.
Hiện 4 cái âu đồng thời Tây Chu đang được trưng bày tại bảo tàng Chu Nguyên ở tỉnh Thiểm Tây. Giá trên thị trường của 4 chiếc âu này vượt quá 100 triệu NDT (hơn 340 tỷ đồng).