Thị trường thế giới chứng kiến mức giảm 5,14% của giá gas; xăng tiếp tục tăng nhẹ

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phiên giao dịch 27/2, thị trường thế giới chứng kiến mức tăng giảm trái chiều của giá gas và xăng. Trong khi giá gas giảm mạnh thì giá xăng tiếp tục đà tăng từ cuối tuần trước.
Thị trường thế giới chứng kiến mức giảm 5,14% của giá gas; xăng tiếp tục tăng nhẹ
Giá gas chúng kiến mức giảm 5,14% trong phiên giao dịch 27/2. Ảnh minh họa

Tổng hợp giá gas

Theo khảo sát, vào lúc 9h30 ngày 27/2 (giờ Việt Nam), giá gas về mức 2,58 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2023 giảm tới 5,14%.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á cũng tiếp tục được điều chỉnh giảm, kéo dài xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. Giá LNG giao ngay của châu Á có xu hướng giảm kể từ giữa tháng 12 và đã giảm 46% kể từ đầu năm 2023.

Theo ông Ryhana Rasidi, nhà phân tích khí đốt và LNG tại công ty phân tích và dữ liệu Kpler: “Giá LNG của châu Á thực sự khá ổn định với xu hướng giảm nhẹ trong tuần này và đã quay trở lại mức chiết khấu so với sàn TTF của Hà Lan”.

Ngoài ra, ông Rasidi cũng nhận thấy áp lực này đối với giá cả do lượng hàng tồn kho cao, nguồn cung giao ngay dồi dào và nhu cầu mua hạn chế từ những người mua ở Đông Bắc Á.

Tại Châu Âu, S&P Global Commodity Insights đã đánh giá chuẩn giá LNG Marker phía Tây Bắc Châu Âu hàng ngày cho các lô hàng được giao vào tháng 4 trên cơ sở giao ngay tại tàu (DES) ở mức 14,088 USD/mmBTU vào ngày 23/2.

Giá xăng dầu

Vào lúc 7h15 ngày 27/2 (giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,38% lên 76,61 USD/thùng; trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 4 tăng 0,34% lên 83,1 USD/thùng.

Trong phiên giao dịch này, giá dầu tăng nhờ triển vọng xuất khẩu dầu tại Nga giảm, với nhà điều hành của PKN Orlen cho biết nước này đã ngừng cung cấp dầu cho Ba Lan thông qua đường ống Druzhba.

Trong khi đó, tại Mỹ, dữ liệu chính thức cho thấy tồn kho dầu thô của nước này tăng lần thứ 9 liên tiếp trong tuần trước, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu.

Giá xăng dầu tuần trước gần như đi ngang với giá dầu Brent tăng nhẹ 16 cent và giá dầu WTI giảm 2 cent.

Như vậy, trong 5 phiên giao dịch, giá dầu tăng 3 phiên và giảm 2 phiên, chịu tác động bởi nhiều yếu tố trong đó có sự lạc quan về nhu cầu dầu của Trung Quốc, kế hoạch cắt giảm sản lượng cao hơn dự kiến của Nga, lo ngại các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn ở mức cao.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật