5 điều cấm kỵ EU đã phá vỡ trong 1 năm xung đột Nga – Ukraine

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, EU phải đối mặt với nhiều thách thức và thực hiện những động thái được coi là vượt quá giới hạn so với trước đây.
5 điều cấm kỵ EU đã phá vỡ trong 1 năm xung đột Nga – Ukraine
Các đội pháo binh Ukraine ở Bakhmut. Ảnh: Reuters

Cung cấp vũ khí

Trong những năm sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, chi tiêu quân sự trên khắp châu Âu sụt giảm khi các ưu tiên chính trị chuyển sang những khu vực khác và công chúng cũng không còn nhớ về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, EU đã quyết định tài trợ cho việc mua và cung cấp vũ khí cho Kiev. “Đây là một thời điểm bước ngoặt đối với EU”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố vào thời điểm đó.

EU đã sử dụng Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF), gói ngân sách chung của khối dành cho viện trợ quân sự, để chi trả các chi phí viện trợ quân sự và hỗ trợ hoạt động mà mỗi nước thành viên cam kết với Ukraine.

Trong 1 năm xung đột Nga – Ukraine, EPF đã duyệt chi khoảng 3,6 tỷ euro (hơn 3,8 tỷ USD) viện trợ cho Ukraine. Bên cạnh đó, khối cũng thành lập một phái bộ hỗ trợ quân sự để huấn luyện binh sĩ Ukraine tại EU. Nhìn chung, các quốc gia thành viên EU đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine khoảng 12 tỷ euro.

Gần đây nhất, vào ngày 23/1, các ngoại trưởng EU đã thông qua gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 500 triệu euro. Gói viện trợ mới được thông qua cùng với khoản ngân sách bổ sung 45 triệu euro “thiết bị phi sát thương” cho sứ mệnh huấn luyện quân sự cho Ukraine.

Từ bỏ năng lượng Nga

EU là khu vực phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu của Nga. Năm 2021, EU nhập khẩu khí đốt từ Nga trung bình khoảng 155 tỷ m3/năm, tương ứng với khoảng 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối. Cũng trong năm 2021, EU đã chi 71 tỷ euro để mua dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga.

Từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, các nước EU đã nỗ lực cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch Nga bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế, kết hợp với điều chỉnh để hạn chế nhu cầu.

EU sau đó đã nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu năng lượng của mình. Khí đốt của Nga được thay thế bằng khí đốt từ các đường ống của Na Uy hoặc các tàu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, Qatar, Nigeria và Algeria.

Ủy ban châu Âu cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8/2022, tổng lượng khí đốt EU nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ m3. Trong cùng thời gian, nguồn cung cấp LNG từ Mỹ đã tăng gần 80%.

Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu đã soạn thảo các kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy việc triển khai năng lượng tái tạo và thúc đẩy tiết kiệm điện.

Tính đến nay, EU chỉ nhập khẩu hơn 12% lượng khí đốt cần thiết từ Nga.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15433
  1. Moscow lên tiếng sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về cuộc phản công của Ukraine
  2. Chiến lược “né và đỡ” của Nga đối đầu ngang ngửa loạt đòn trừng phạt bất định từ phương Tây
  3. Nóng Nga-Ukraine 6-4: Hàng chục đợt chạm trán trực tiếp giữa 2 lực lượng, thương vong nặng nề
  4. Nga ồ ạt xây dựng hàng loạt công trình phòng thủ ở Crimea
  5. Xuồng cảm tử: quân bài giúp ukraine phá thế độc tôn của nga tại biển đen?
  6. Ukraine gián đoạn tuyến vận chuyển tên lửa của Nga, Moscow tăng cường đạn dược
  7. Quỹ tiền tệ quốc tế “tặng” Ukraine món quà khủng, dự đoán thời điểm chiến tranh kết thúc
  8. Nga kiểm soát pháo đài chiến lược dưới lòng đất ở Bakhmut
  9. Hệ thống Patriot của Ukraine không hiệu quả trước tên lửa hành trình, UAV Nga
  10. Tên lửa “dội như mưa”, nổ lớn ở nhiều thành phố của Ukraine
  11. Lý do buộc Ukraine quyết giữ thành phố chiến lược Bakhmut đến cùng
  12. Tiểu đội Leopard 2A4 từ Ba Lan “đổ bộ” Ukraine trong tuần này
  13. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Mỹ đánh giá tầm quan trọng của Bakhmut
  14. Tình hình Ukraine: Moscow-Kiev vừa trao đổi một việc, Nga tung tuyên bố về việc giành Bakhmut
  15. Tổng thống Zelensky không từ bỏ Bakhmut, Nga công bố thiệt hại của Ukraine
  16. Nga - Ukraine tiếp tục đụng độ ác liệt ở Bakhmut
  17. Chuyện vượt “mưa bom bão đạn” phi thường của đường sắt Ukraine
  18. Nga vạch lằn ranh đỏ xung đột trực tiếp với NATO
  19. Lãnh đạo Trung Quốc - Belarus kêu gọi “hòa bình sớm nhất ở Ukraine”
  20. Tập đoàn Đức cung cấp hệ thống trinh sát tự động cho Ukraine
  21. Belarus lên tiếng về kế hoạch hòa bình Ukraine của Trung Quốc
  22. Nga nêu các điều khoản “không thể thương lượng” trong cuộc đàm phán với Ukraine
Video và Bài nổi bật