Ông Putin hủy sắc lệnh ủng hộ chủ quyền của Moldova trong xung đột ly khai

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/2 đã hủy một sắc lệnh ban hành vào năm 2012, trong đó ủng hộ chủ quyền của Moldova trong việc giải quyết tương lai của vùng Transdniestria.
Ông Putin hủy sắc lệnh ủng hộ chủ quyền của Moldova trong xung đột ly khai
Tổng thống Putin. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, Transdniestria là khu vực ly khai được Nga hậu thuẫn, giáp với biên giới Ukraine và là nơi Nga duy trì lực lượng hòa bình. Việc thu hồi sắc lệnh năm 2012 được công bố trên website của Kremlin. Moscow cho biết, quyết định trên được đưa ra nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia của Nga khi những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong quan hệ quốc tế. 

Đây là một phần trong các động thái chống phương Tây mà Tổng thống Putin đề cập vào hôm qua (21/2). 

Trong sắc lệnh năm 2012, Nga cam kết tìm ra cách giải quyết các vấn đề ly khai dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và sự trung lập của Moldova khi xác định vị thế đặc biệt của Transdniestria. 

Những người nói tiếng Nga ở vùng Transdniestria đã rời khỏi Moldova vào năm 1990, vì lo ngại Moldova sẽ hợp nhất với Romania - quốc gia có chung ngôn ngữ và văn hóa. 

Alexandru Flenchea, Chủ tịch Ủy ban kiểm soát chung của khu vực an ninh xung quanh Transdniestra nói, việc hủy bỏ sắc lệnh không có nghĩa là ông Putin từ bỏ khái niệm về chủ quyền của Moldova. "Sắc lệnh là một tài liệu chính sách vốn thực thi khái niệm về chính sách đối ngoại của Nga. Moldova và Nga có một thỏa thuận chính trị cơ bản, quy định hai bên tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau", quan chức trên nói. 

Kremlin cho hay, quan hệ của Nga và Moldova rất căng thẳng. Nga cáo buộc Moldova theo đuổi chương trình nghị sự chống Nga. 

Nằm giữa Romania và Nga, Moldova - một trong các quốc gia nghèo nhất châu Âu, kể từ năm 2020 nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Maia Sandu và nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp bà Sandu hôm 21/2 tại Ba Lan và tái khẳng định sự ủng hộ của ông với Moldova. 

Năm 1992, một cuộc chiến ngắn đã nổ ra giữa Moldova mới độc lập với lực lượng ly khai. Tuy nhiên, trong 30 năm qua, B.L hầu như không xảy ra ở quốc gia này. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga vẫn hiện diện ở Transdniestria.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15424
  1. Lực lượng Nga chỉ cách trung tâm hành chính Bakhmut 1,2 km
  2. Sức mạnh khủng khiếp của ‘cáo săn chồn’ mang ‘dao găm’ Nga
  3. Điểm danh các tên lửa của Nga mà Ukraine thừa nhận không thể đánh chặn
  4. Nghi vấn Nga đưa đoàn tàu bọc thép mang theo vũ khí đặc biệt tới Ukraine
  5. Điều gì sẽ khiến Ukraine rút quân khỏi Bakhmut?
  6. Tình hình Ukraine: Thị sát tiền tuyến, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gặp gỡ tư lệnh các cánh quân
  7. Nga gây sức ép với Serbia về cáo buộc cung cấp vũ khí cho Ukraine
  8. Canada “sẵn sàng” hỗ trợ các nhu cầu của Ukraine trong tương lai
  9. Nga cảnh báo sẽ “nghiền nát” vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine
  10. Lực lượng Wagner kêu gọi Ukraine rút quân khỏi Bakhmut, Serbia không gửi vũ khí cho Kiev
  11. Nga tập trung vào 5 mặt trận, Ukraine tuyên bố đẩy lùi nhiều cuộc tấn công
  12. Bakhmut trên bờ vực thất thủ, Ukraine tuyên bố chỉ rút quân khỏi Bakhmut nếu thực sự cần thiết
  13. Nóng Nga-Ukraine 2-3: Moscow tố Ukraine đưa 10 UAV tấn công Crimea và cho UAV chở chất nổ bay sang đất Nga
  14. Nga lên tiếng về khả năng Ukraine giành lại Crimea
  15. Nóng chiến sự: Nga tấn công trung tâm hoạt động đặc biệt của Ukraine
  16. CHòa đàm Nga - Ukraine: 1 năm nhìn lại và triển vọng
  17. Ông Zelensky gửi thông điệp cảnh báo người Mỹ
  18. Ukraine lên tiếng về đề xuất giải vây chiến sự của Trung Quốc
  19. Một năm sau chiến sự Nga-Ukraine, hàng không thế giới đã vật lộn ra sao?
  20. Ukraine sẽ mở rộng dải gài mìn dọc theo biên giới với Belarus và Nga
  21. Nga giành lãnh thổ sát Bakhmut, Ukraine nghi cho nổ đập tại chảo lửa
  22. Lính Ukraine nhiều lần buộc rời chiến trường thay vì tấn công Nga do xe tăng cũ và hỏng hóc
Video và Bài nổi bật