Sự thật ngỡ ngàng về thực trạng BĐ nữ Bồ Đào Nha, nơi phần lớn cầu thủ nhận lương thấp hơn Huỳnh Như

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu các nguồn tin là chính xác, Huỳnh Như sẽ nhận mức lương 1.500 euro mỗi tháng (khoảng 35 triệu VNĐ) ở Lank FC Vilaverdense. Con số này cao hay thấp? Câu trả lời là cao, nhất là với một đội như Lank FC và ở Bồ Đào Nha, nơi bóng đá nữ vẫn chưa được chuyên nghiệp hóa toàn diện.
Sự thật ngỡ ngàng về thực trạng BĐ nữ Bồ Đào Nha, nơi phần lớn cầu thủ nhận lương thấp hơn Huỳnh Như
Ảnh minh họa

Vào năm 2019, LĐBĐ Bồ Đào Nha đã triển khai kế hoạch 5 năm nhằm phát triển bóng đá nữ, đồng thời hỗ trợ các CLB thuộc Liga BPI (giải hạng Nhất) khoản tiền 1,2 triệu euro mỗi mùa nhằm nâng cao năng lực HLV và cầu thủ trẻ. Đã có một số cải thiện kể từ đó, nhưng khá chậm. Về cơ bản, bóng đá nữ Bồ Đào Nha vẫn ở tình trạng nghiệp dư, hoặc chuyên nghiệp hóa một phần.

Chỉ cần nhìn vào số hợp đồng chuyên nghiệp giữa cầu thủ và CLB có thể thấy điều đó. Năm 2017 ở Bồ Đào Nha chỉ có 22 cầu thủ ký hợp đồng chuyên nghiệp. Con số này tăng lên thành 75 vào năm 2020 và 125 ở mùa trước. Điều đáng nói, hầu hết đều tập trung ở Benfica, Sporting và Braga, 3 CLB lớn thay nhau vô địch trong 5 mùa gần nhất.

Trước khi thay đổi thể thức, đồng thời tinh giản số đội xuống còn 12, Liga BPI có 16 đội. Trong số này chỉ 3 đội bóng vừa kể có 100% cầu thủ chuyên nghiệp, kế đến là Famalicao có 50%. Các đội còn lại, một nửa sở hữu nhiều nhất 6 cầu thủ, một nửa nghiệp dư 100% (mùa trước Lank FC của Huỳnh Như thuộc nhóm này).

Bóng đá nữ Bồ Đào Nha vẫn chưa chuyên nghiệp toàn diện bởi lý do tài chính. (Ảnh: JN)

Hợp đồng chuyên nghiệp sẽ có các điều khoản và ràng buộc chặt chẽ tương tự với nam, đồng thời cung cấp mức lương, thưởng cao để nữ cầu thủ có thể tập trung hoàn toàn vào bóng đá. Dĩ nhiên nó cũng kéo theo các loại thuế má và phí an sinh xã hội. Hầu hết các CLB Bồ Đào Nha không nhiều tiền đến thế.

Futebol Benfica (không phải Benfica) là một nạn nhân của tiến trình chuyên nghiệp hóa. Gánh nặng tài chính khiến đội bóng từng 2 lần vô địch Bồ Đào Nha phải liên tục cắt giảm nhân sự, xuống hạng năm 2020, và bây giờ đang chơi ở hạng Hai với duy nhất 1 cầu thủ chuyên nghiệp. Đó là cầu thủ nước ngoài có mức lương 1.100 euro mỗi tháng.

Nói về mức lương, nếu ký hợp đồng chuyên nghiệp, nữ cầu thủ nhận ít nhất 665 euro (15 triệu VNĐ), mức lương tối thiểu theo luật lao động Bồ Đào Nha. Nếu chơi ở các CLB lớn họ có thể nhận được nhiều hơn. Ví dụ, nữ cầu thủ nhận lương cao nhất ở Benfica là 8.000 euro, tại Sporting là 4.500 còn mức bình quân ở Braga là 1.500. Ngoài ra, cầu thủ ngoại (như Huỳnh Như) được hưởng mức cao hơn so với mặt bằng chung, cộng thêm hỗ trợ nhà và xe, nhờ ưu đãi riêng nhằm thu hút lao động nước ngoài.

Nhưng nhắc lại, chỉ có số ít nữ cầu thủ nhận mức thu nhập từ 665 - 8.000 euro dành cho hợp đồng chuyên nghiệp (số liệu mùa trước là 125). Phần lớn những người đang chơi ở Liga BPI có tình trạng bấp bênh. Họ chỉ được ký hợp đồng nghiệp dư bởi CLB không thể chịu các khoản thuế liên quan, hoặc đơn giản là tiết kiệm tiền. Họ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, cũng không được hưởng các chế độ như nghỉ phép, thai sản, thưởng theo thành tích hoặc thâm niên.

Phần lớn các nữ cầu thủ ở Liga BPI không có hợp đồng chuyên nghiệp. (Ảnh: JN)

Tất cả khiến Bồ Đào Nha bị coi là nền bóng đá (nữ) kém phát triển ở châu Âu. Theo BXH FIFA, ĐT nữ Bồ Đào Nha chỉ xếp thứ 27 thế giới, chỉ cao hơn Việt Nam 6 bậc. Tại Euro 2022 vừa qua, Bồ Đào Nha được tham dự nhờ việc Nga bị loại khỏi giải theo lệnh trừng phạt của FIFA. Họ cũng bị loại ngay từ vòng bảng sau 1 trận hòa và 2 trận thua.

Ở cấp độ CLB, Bồ Đào Nha đang đứng thứ 16 trên bảng hệ số của UEFA. Vào năm 2021 họ chỉ đứng thứ 17, vì vậy chỉ có 1 suất dự Champions League nữ 2022/23 dành cho nhà vô địch Benfica, tuy nhiên phải bắt đầu từ vòng sơ loại thứ nhất. Sau khi vượt qua vòng 1, họ phải chiến thắng ở vòng 2 mới được góp mặt tại vòng bảng.

Với Lank FC, dĩ nhiên họ không mơ tới đấu trường này. Chỉ mới lên chơi ở giải hạng Nhất được 1 năm, mục tiêu của họ là trụ hạng. Việc rút số đội xuống còn 12 và Liga BPI 2022/23 chơi theo định dạng đá vòng tròn 2 lượt tính điểm, mùa giải tới sẽ thực sự khó khăn với Huỳnh Như và đồng đội.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15128
  1. Tiết lộ thời điểm Huỳnh Như ghi “dấu ấn lịch sử” ở Bồ Đào Nha
  2. Vì sao Huỳnh Như chưa thể được điền tên thi đấu tại Bồ Đào Nha?
  3. Lank FC: Huỳnh Như tạo nên lịch sử
  4. Huỳnh Như được nhận “đãi ngộ đặc biệt” tại châu Âu
  5. Huỳnh Như: “Được chơi bóng ở châu Âu là ước mơ của tất cả cầu thủ nữ Việt Nam”
  6. Huỳnh Như được đích thân chủ tịch CLB Lank chào đón, chưa thể đá trận ra mắt
  7. Phát biểu đầu tiên của Huỳnh Như sau khi “gây sốt” tại Bồ Đào Nha
  8. Sự trùng hợp kỳ lạ của Quang Hải - Huỳnh Như tại trời Âu: chân trời mới, thử thách mới
  9. Vừa đến Bồ Đào Nha, Huỳnh Như đã tạo nên “cơn sốt” chưa từng có
  10. Bữa ăn của Huỳnh Như ở Lank FC có gì đặc biệt?
  11. Đội trưởng ĐT Việt Nam được chào đón đặc biệt ở châu Âu, hứa hẹn làm nên lịch sử
  12. CLB Lank chào đón Huỳnh Như theo cách đặc biệt, hứa hẹn cùng làm nên lịch sử
  13. Huỳnh Như trở thành bản hợp đồng lịch sử của đội bóng Bồ Đào Nha
  14. Lank công bố hợp đồng của Huỳnh Như
  15. Huỳnh Như sang Bồ Đào Nha: “Cố gắng để thế giới biết đến bóng đá nữ Việt Nam”
  16. Huỳnh Như tập buổi đầu tại Bồ Đào Nha, chờ ra mắt Lank Vilaverdense FC
  17. Huỳnh Như tập luyện cùng các đồng đội ở Lank Fc Vilaverdense
  18. Huỳnh Như gặp bất lợi giống Quang Hải, Công Phượng tại trời Âu
  19. HLV Mai Đức Chung: Huỳnh Như đối mặt thách thức như Quang Hải, Công Phượng
  20. Huỳnh Như xuất ngoại dễ thành công hơn đồng nghiệp nam
  21. Khác biệt giữa Huỳnh Như và cầu thủ Thái Lan, Philippines xuất ngoại
Video và Bài nổi bật