Bé trai 12 tuổi bị bỏng mặt vì vô tình chạm vào loại cây này

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bé trai 12 tuổi bỏng khá nặng ở 3 chỗ trên mặt, phải bôi thuốc 2 lần/ngày và cần được khám thường xuyên.
Bé trai 12 tuổi bị bỏng mặt vì vô tình chạm vào loại cây này
Cây ngò tây khổng lồ (Giant hogweed).
Mới đây, chị Kimberley Walker (48 tuổi, ở Anh) đã chia sẻ về việc con trai bị bỏng do thực vật lên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của không ít người. Theo đó, trong lúc chơ‌i đ‌á bóng tại trường, con trai chị Walker vô tình chạm vào cây ngò tây khổng lồ (Giant hogweed).

Cảm giác khó chịu lúc đầu không rõ rệt nhưng chỉ vài tiếng sau, bé trai 12 tuổi không ngừng kêu đau trên mặt. Chị Walker lo lắng đưa con đến phòng cấp cứu để được giúp đỡ nhưng bác sĩ lại chẩn đoán nhầm, cho rằng cậu bé bị nhiễm độc do các chủng cây tầm ma.

Việc đó khiến tình trạng của bé trai trở nên trầm trọng hơn, cậu bé bị bỏng khá nặng ở 3 chỗ trên mặt. Lúc này, các bác sĩ mới kiểm tra lại và phát hiện con trai chị Walker bị bỏng do tiếp xúc với cây ngò tây khổng lồ.

Được biết, cậu bé hiện đang được điều trị ở bệnh viện Đại học Hoàng gia Stoke, phải bôi thuốc 2 lần/ngày và cần bác sĩ khám thường xuyên

Trước đó, một bé gái 4 tuổi cũng gặp chuyện tương tự khi chơi trong công viên Longsight ở Bolton (Anh) cùng gia đình. Ngay sau khi chạm phải cây ngò tây khổng lồ, bàn tay của cô bé bị đỏ, sưng tấy và nổi lên những nốt mụn nước, phồng rộp cực lớn.

Vì quá đau đớn nên bé gái khóc lớn, được gia đình đưa đến bệnh viện. Qua kiểm tra, bác sĩ xác nhận bé gái bị bỏng cấp độ 3, nếu không chữa trị kịp thời có thể nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng.

Theo tìm hiều, nhựa cây ngò tây khổng lồ chứa một hợp chất độc hữu cơ gọi là furocoumarins, có thể gây phồng rộp, bỏng, sẹo, phát ban và đau trên da người. Nếu nghiêm trọng thì có thể khiến nạn nhân bị bỏng đến biến dạng hoặc để lại những đốm màu tím, sẹo vĩnh viễn, mù mắt vĩnh viễn.

Cây ngò tây khổng lồ có thể cao tới 6m, độ che phủ đạt đến 2m, rễ có thể lan rọng tới 1,5m. Xuất hiện tại Vương quốc Anh vào thế kỷ 19, loài cây này từng khiến nhiều người gặp nạn nên có tên là “sứ giả địa ngục”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật