Liệu Nhật Bản có thể làm cầu nối phân bổ vaccine ngừa Covid-19?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhật Bản cũng đang phát triển loại thuốc của riêng mình, Avigan, chống lại Covid-19. Tuy nhiên, loại thuốc đang được Tập đoàn Fujifilm phát triển không phải là vaccine mà là một phương pháp điều trị các triệu chứng do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Liệu Nhật Bản có thể làm cầu nối phân bổ vaccine ngừa Covid-19?
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26-11 cho biết việc phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sẽ bắt đầu được tiến hành trong tuần tới và tuần kế tiếp. Ảnh: AP

M ùa đông đến gần và thời tiết lạnh hơn khiến việc tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội càng trở nên khó khăn hơn, khả năng lây lan Covid-19 chóng mặt dường như vẫn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mặc dù có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trên thế giới, nhưng ở Mỹ ngày càng có nhiều sự lạc quan, nhờ vào triển vọng các loại vaccine hiệu quả sẽ được phát triển trong tương lai không xa. Thực tế là thị trường tài chính trên toàn thế giới cũng đã chào đón những tin tức mới nhất từ các ông lớn dược phẩm về những phát triển tương ứng của họ trong việc chống lại virus SARS-CoV-2, và cho thấy niềm tin mãnh liệt của toàn thế giới vào nghiên cứu khoa học của Mỹ.

Tuy nhiên, việc phát triển một loại vaccine chỉ đánh dấu một chương khác trong con đường dài phía trước để phục hồi thế giới sau những ca t‌ử von‌g và sức tàn phá kinh hoàng do Covid-19 gây ra. Điều vẫn chưa chắc chắn và ngày càng cấp thiết hơn, đó là cách thức và thời điểm vaccine có thể được cung cấp cho phần lớn dân số thế giới. Là một quốc gia đang hợp tác và chưa đi đầu trong việc phát triển vaccine, Nhật Bản có một vai trò khá lớn trong việc giữ vững chủ nghĩa dân tộc về vaccine và thúc đẩy sự phân phối công bằng hơn đối với loại thuốc rất cần thiết này trên toàn thế giới.

Một số yếu tố đáng lo ngại nhất của đại dịch là virus lây lan nhanh chóng đến hầu hết các quốc gia trên khắp hành tinh và thiếu đi vai trò lãnh đạo chống dịch trên toàn cầu. Thực tế là việc Mỹ đã không tham gia các nỗ lực quốc tế để phân phối vaccine theo cách công bằng hơn trên toàn thế giới thông qua Cơ Chế Tiếp cận Toàn cầu Vaccine Covid-19 (COVAX) đã gây lo lắng. Cùng với việc chính quyền Tổng thống Trump rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh đại dịch toàn cầu bùng phát, có thêm nhiều lo ngại rằng, ngay cả khi các Cty Mỹ thành công trong việc đưa một loại vaccine hiệu quả ra thị trường, thì các quốc gia nghèo gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và chi trả vaccine.

Giữa những lo ngại rất thực tế về khả năng tiếp cận và khả năng chi trả, việc Nhật Bản cam kết chi 130 triệu USD cho COVAX do WHO đứng đầu là minh chứng cho thấy, Tokyo sẵn sàng làm việc trong khuôn khổ đa phương. Nhật Bản cũng đang phát triển loại thuốc của riêng mình, Avigan, chống lại Covid-19. Tuy nhiên, loại thuốc này không phải là vaccine mà là một phương pháp điều trị các triệu chứng do virus gây ra. Do đó, Tokyo không cạnh tranh trực tiếp với những nỗ lực phát triển vaccine của Bắc Kinh và Washington. Đồng thời, Tokyo cũng có lợi ích kinh tế trong việc đảm bảo Nam Á và Đông Nam Á nói riêng phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, và việc nhanh chóng khôi phục việc đi lại an toàn trên khắp Châu Á.

Những gì Tokyo mang lại không chỉ là một mạng lưới rộng lớn về khả năng sản xuất, mạng lưới phân phối và bí quyết phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo khả năng tồn tại của vaccine, mà còn là nỗ lực làm giảm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, có khả năng bùng phát ngay cả trong lĩnh vực ngoại giao y tế.

Một số nhà phân tích đặc biệt lạc quan cho rằng, các loại vaccine chuẩn bị đưa ra thị trường sẽ có hiệu quả chấm dứt đại dịch vào mùa hè năm sau. Câu hỏi liệu vaccine có được chia sẻ rộng rãi hay không là điều còn nhiều tranh cãi, nhưng rõ ràng nó sẽ thay đổi cuộc chơi cho thế giới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật