Tử tù Nguyễn Hải Dương có thể không được hiến xác

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác cho y học sau khi thi hành án tử là một hành động nhân đạo, nhưng có thể tử tù này sẽ không được đạt được nguyện vọng của mình.
Tử tù Nguyễn Hải Dương có thể không được hiến xác
Nguyễn Hải Dương trong phiên xử sơ thẩm. Ảnh: Hải An

Sau khi biết thông tin tử tù Nguyễn Hải Dương - kẻ gây ra vụ thảm sát ở Bình Phước - sẽ gặp người thân ngày 4.11 tới để bàn về việc hiến xác cho y học, nhiều độc giả bày tỏ quan điểm trái chiều của mình.

Nếu Đặng Quốc Huy cho rằng: "Hành động này tuy muộn màng nhưng cho thấy trong tâm anh vẫn còn lương trí..." thì độc giả Danh Đặng lại có suy nghĩ khác: "Những tên tội phạm giết người máu lạnh, dù cho họ có hối hận trăm nghìn lần cũng không thể tha thứ".

Đề cập đến ý định trên của tử tù Dương, luật sư Đỗ Hải Bình (người bảo vệ quyền lợi cho Dương tại phiên tòa phúc thẩm) chia sẻ với Báo rằng có 3 trường hợp sẽ không được nhận xác tử tù sau khi cơ quan chức năng thi hành:

1. Tử tù phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật Hình Sự.

2. Tử tù bị bệnh truyền nhiễm theo quy đinh tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

3. Người xin nhận t‌ử th‌i không phải là thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án tử.

Như vậy, phạm nhân Dương nằm ngoài ba trường hợp trên, gia đình có thể nhận th‌i th‌ể và làm theo nguyện vọng của anh ta.

Những ’sắc thái’ của tử tù Nguyễn Hải Dương

//

Còn luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ về Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận c‌ơ th‌ể người và hiến, lấy xác. Quyền hiến mô, bộ phận c‌ơ th‌ể người và hiến xác quy định rõ như sau:

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận c‌ơ th‌ể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, tử tù không bị cấm hiến mô, bộ phận c‌ơ th‌ể hay hiến xác sau khi thi hành án tử.

Về mặt pháp lý, việc Dương hiến xác sẽ không có một quy định nào cấm. Tuy nhiên, tử tù này vẫn có thể không thực hiện được nguyện vọng của mình.

Theo Điều 59 Luật Thi hành án Hình Sự năm 2010 thì Thi hành án t‌ử hìn‌h được thực hiện bằng tiêm thuốc độc.

Khi bị tiêm thuốc độc vào c‌ơ th‌ể liệu các cơ quan nộ‌i tạn‌g của tử tù còn đáp ứng được yêu cầu y học hay không? Việc cấy ghép mô, nộ‌i tạn‌g trên c‌ơ th‌ể tử tù có ảnh hưởng đến sức khỏe của người được cho hay không?

Nếu chất độc được tiêm vào trong quá trình thi hành án t‌ử hìn‌h ảnh hưởng đến nộ‌i tạn‌g, c‌ơ th‌ể tử tù thì khả năng việc hiến mô, bộ phận c‌ơ th‌ể hay hiến xác sẽ không thể thực hiện được.

"Để phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh thì các cơ quan chức năng nên xem xét để dù thực hiện đúng quy định Pháp Luật, song vẫn “hợp lý, hợp tình”, luật sư Chánh chia sẻ quan điểm.

Theo nội dung vụ án, Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, ngụ An Giang) và chị Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Lê Văn Mỹ ở huyện Chơn Thành, Bình Phước) yêu nhau từ tháng 10.2013. Tháng 4.2015, khi Linh nói lời chia tay, Dương nghĩ bản thân bị hắt hủi nên nảy sinh ý định trả thù tình bằng cách giết cả nhà người yêu.

Sau khi chuẩn bị nhiều hung khí như dao, súng điện, súng bắn bi, dây rút..., Dương rủ Trần Đình Thoại (28 tuổi, ngụ Vĩnh Long) cùng đi. Rạng sáng 4.7.2015, 2 thanh niên này đến trước cổng nhà ông Mỹ, nhưng không thực hiện được kế hoạch nên bỏ về. Thoại sau đó rút lui vì thấy kế hoạch của Dương giết quá nhiều người nhưng vẫn mua thêm dao cho kẻ chủ mưu.

Biết một mình không thể gây án, Dương rủ Vũ Văn Tiến (25 tuổi, ngụ Bình Phước) tham gia. Rạng sáng 7.7.2015, 2 thanh niên này đột nhập vào nhà ông Mỹ. Tiến siế‌t c‌ổ các nạn nhân để Dương trực tiếp dùng dao sát hại 6 người trong gia đình ông Mỹ.

Tại phiên xử sơ thẩm ngày 17.12.2015, TAND tỉnh Bình Phước tuyên Dương và Tiến t‌ử hìn‌h, Thoại 16 năm tù cùng về tội Giết người và Cướp tài sản.

Sau đó, Tiến, Thoại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, còn Dương có đơn xin sớm được thi hành án t‌ử hìn‌h. Gia đình nạn nhân cũng xin tăng án với Thoại và xem xét trách nhiệm của dì ruột Dương, người đã cất ba lô hung khí của Dương và cho anh ta mượn xe đi gây án.

Tại phiên xét xử phúc thẩm ngày 18.7 vừa qua, vì không có tình tiết mới nên HĐXX bác mọi đơn kháng cáo của cả đại diện bị hại lẫn hai bị cáo, tuyên y án t‌ử hìn‌h với Tiến và 16 năm tù với Thoại cùng hai tội danh Giết người và Cướp tài sản.

Với Dương, thanh niên này chấp nhận mức án t‌ử hìn‌h ở phiên sơ thẩm và không kháng cáo.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6745
  1. Đã thi hành án tử hình với Nguyễn Hải Dương: Suốt 2 năm đều mơ thấy người yêu cũ
  2. Mẹ tử tù Vũ Văn Tiến lo con trai sắp đến ngày chịu án
  3. Chùm ảnh: Bữa ăn cuối cùng của tử tù Nguyễn Hải Dương
  4. Nguyễn Hải Dương đã chết, quặn lòng nhìn lại ảnh bé Na gào khóc cào mộ đòi mẹ...
  5. Diễn biến tâm lý của Nguyễn Hải Dương trước khi bị kết thúc sự sống
  6. Bộ Y tế đồng ý để Nguyễn Hải Dương hiến xác, tử tù sẽ được vinh danh sau khi tử hình
  7. Video: Đoàn xe chở thi thể tử tù Nguyễn Hải Dương về nhà xác
  8. Đã thi hành án tử tù Nguyễn Hải Dương
  9. Người thân của 6 nạn nhân vụ thảm sát: Tôi mong mọi chuyện sớm kết thúc, ai có tội đền tội
  10. Nguyện vọng cuối cùng của tử tù Nguyễn Hải Dương là gì?
  11. Thảm án Bình Phước: Sẽ tiêm thuốc độc thi hành án tử hình Nguyễn Hải Dương
  12. Ngày 17-11 tử hình Nguyễn Hải Dương vụ thảm sát 6 người
  13. Nguyễn Hải Dương rút đơn xin hiến xác cho y học
  14. Tử tù Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác cho y học
  15. Người nhà Nguyễn Hải Dương lần đầu trải lòng về ước nguyện cuối cùng của tên sát thủ
  16. Thảm án Bình Phước: Nguyễn Hải Dương xin thi hành án tử
  17. Dấu lặng phía sau vụ thảm sát Bình Phước
  18. Nguyễn Hải Dương không kháng cáo, chấp nhận án tử hình
  19. Mẹ Nguyễn Hải Dương hé lộ chuyện tình của con trai sát thủ với 3 kiều nữ xinh đẹp, đại gia
  20. Mẹ Vũ Văn Tiến viết đơn gửi Chủ tịch nước xin giảm án cho con
  21. Những hình ảnh ‘đặc biệt’ trong phiên xử vụ thảm sát Bình Phước
Video và Bài nổi bật