Tuy nhiên mỗi dự án như vậy phải trả cái giá rất đắt theo đúng nghĩa đen, mà không phải bất kỳ một quốc gia nào cũng đủ tài chính và công nghệ để thực hiện.
Trong những cơ quan nghiên cứu vũ trụ và không gian, có lẽ NASA là cơ quan nghiên cứu tiêu tốn nhiều tiền của nhất vào những dự án của mình. Bù lại những dự án của NASA luôn đem đến bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ, như dự án tàu vũ trụ Apollo lần đầu tiên đưa con người lên Mặt trăng. Bên cạnh đó có những dự án vũ trụ của NASA tiêu tốn tới hàng trăm tỷ USD.
10. Dự án tàu vũ trụ Juno (1,1 tỷ USD)
Dự án tàu vũ trụ Juno được bắt đầu vào năm 2011 với nhiệm vụ thăm dò sao Mộc và dự kiến nó sẽ được phóng lên quỹ đạo sao Mộc vào năm 2016. Sau đó, tàu vũ trụ sẽ nghiên cứu các thành phần, trọng lực và từ trường trên hành tinh này. Nhiệm vụ này sẽ được kết thúc vào năm 2017, sau khi Juno du hành 33 vòng quanh quỹ đạo sao Mộc. Theo dự kiến ban đầu thì chi phí của dự án này vào khoảng 700 triệu USD, tuy nhiên tính cho đến nay con số này đã tăng lên 1,1 tỷ USD.
9. Dự án tàu thăm dò không người lái Galileo (1,4 tỷ USD)
Được đưa vào không gian bởi tàu Atlantis, tàu thăm dò không người lái Galileo có nhiệm vụ thăm dò sao Mộc bắt đầu từ năm 1995, trước dụ án Juno. Nhiệm vụ của Galileo là thu thập dự liệu từ sao Mộc và các mặt trăng của sao Mộc. Dự án được kéo dài đến năm 2000, sau khi tàu Galileo bị các bức xạ cực mạnh khiến nó hoạt động không ổn định và được lệnh phải đâm vào bề mặt sao Thổ để kết thúc. Trong suốt quãng thời gian của dự án, NASA đã phải chi khoảng 1,4 tỷ USD.
8. Dự án AMS-02 trên trạm ISS (2 tỷ USD)
AMS-02 (Alpha Magnetic Spectrometer) là một trong những thành phần đắt nhất trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Hệ thống này có nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của vật chất tối trong vũ trụ thông qua việc thu thập và phân tích các tia vũ trụ. Được đưa lên trạm ISS từ năm 2011, cho đến nay AMS-02 đã phân tích dữ liệu của khoảng 18 tỷ tia vũ trụ. Theo ước tính ban đầu của NASA dự án này có chi phí khoảng 33 triệu USD, tuy nhiên do một số phát sinh về vấn đề kỹ thuật, số vốn đầu tư đã tăng lên tới 2 tỷ USD.
7. Dự án robot thăm dò sao Hỏa Curiosity (2,5 tỷ USD)
Phòng thí nghiệm Khoa học sao Hỏa của NASA chịu trách nhiệm trong dự án đưa robot thăm dò Curiosity lên bề mặt sao Hỏa vào tháng 6 năm 2012. Nhiệm vụ của robot thăm dò là thu thập các thông tin về bề mặt của sao Hỏa như thành phần địa chất, dấu hiệu của sự sống.
Cho đến nay, dự án này của NASA đã đem lại rất nhiều thông tin hữu ích về sao Hỏa cho các nhà khoa học phân tích. Dự án này có ngân sách tài trợ ban đầu là 650 triệu USD, tuy nhiên sau đó số vốn đầu tư đã tăng lên tới 2,5 tỷ USD.
6. Dự án Cassini–Huygens nghiên cứu sao Thổ (3,26 tỷ USD)
Dự án Cassini–Huygens của NASA nhằm nghiên cứu các hành tinh ở xa hệ Mặt Trời của chúng ta, mà trong đó chủ yếu là nghiên cứu sao Thổ. Tàu vũ trụ Cassini–Huygens được chế tạo thành công vào năm 1997 và đến năm 2004 nó đã đi vào quỹ đạo của sao Thổ. Bên cạnh nhiệm vụ bay xung quanh quỹ đạo sao Thổ để thu thập dữ liệu, Cassini–Huygens còn thả một tàu đổ bộ vào khí quyển của sao Thổ và hạ cánh trên mặt trăng Titan. Đây là một dự án có sự hợp tác giữa NASA và Cơ quan vũ trụ châu Âu với mức đầu tư lên tới 3,26 tỷ USD.
5. Kính viễn vọng không gian James Webb (8,8 tỷ USD)
Kính viễn vọng không gian James Webb là một dự án giúp các nhà khoa học có thể quan sát các ngôi sao ở rất xa chúng ta, mà kính viễn vọng thông thường trên Trái đất không thể làm được. Dự án này được bắt đầu từ năm 1996 và sẽ hoàn thành vào năm 2018. Vào năm 2011, dự án này đã từng đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ do có nhiều vấn đề về ngân sách, vào thời điểm đó dự án James Webb đã tiêu tốn 3 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó quốc hội Mỹ đã thay đổi kế hoạch và tăng cường ngân sách cho dự án. Ước tính dự án này sẽ mất khoảng 8,8 tỷ USD để hoàn thành.
4. Dự án Apollo (25,4 tỷ USD)
Dự án tàu không gian Apollo không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ, khi lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng. Mà Apollo còn là một trong những dự án tốn kém nhất của NASA. Theo tính toán ban đầu của NASA báo cáo lên quốc hội Hoa Kỳ năm 1973 thì chi phí của toàn bộ dự án này có thể lên đến 170 tỷ USD, có điều chỉnh theo lạm phát. Tuy nhiên sau đó tổng thống Kennedy là người đã điều chỉnh lại dự án Apollo và sau đó Mỹ đã đưa thành công tàu vũ trụ Apollo 11 và ba phi hành gia lên Mặt trăng với chi phí 25,4 tỷ USD.
3. Trạm vũ trụ quốc tế ISS (160 tỷ USD)
Trạm vũ trụ quốc tế ISS là một dự án hợp tác giữa nhiều cơ quan vũ trụ khác nhau trên thế giới, tuy nhiên NASA vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Tính đến năm 2010, chi phí để xây dựng trạm ISS đã là 160 tỷ USD, con số này vẫn tiếp tục tăng khi có thêm những dự án bổ sung mới cho trạm vũ trụ này. Chỉ mỗi chuyến bay vận chuyển thiết bị lên trạm không gian này cũng đa tiêu tốn khoảng 1,4 tỷ USD. Trong dự án này, NASA đóng góp khoảng 59 tỷ USD.
2. Dự án tàu con thoi Space Shuttle (196 tỷ USD)
Được bắt đầu vào năm 1972, dự án Space Shuttle của NASA bao gồm 135 nhiệm vụ khác nhau, trong đó có 6 tàu con thoi đã được chế tạo và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên 2 trong số các tàu con thoi này là Columbia và Challenger đã gặp tai nạn và làm 14 phi hành gia thiệt mạng. Tàu con thoi cuối cùng cất cánh là Atlantis vào năm 2001.
Tổng chi phí của toàn bộ dự án này là một con số khổng lồ, ước tính khoảng 196 tỷ USD khi dự án kết thúc vào năm 2011. Đây cũng là dự án tốn kém nhất trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ từ trước tới nay.
1. Dự án Constellation (230 tỷ USD)
Đây là một dự án vô cùng đặc biệt của NASA vì nó chỉ nằm trên giấy tờ. Cựu tổng thống George W. Bush là người đã đưa ra ý tưởng cho dự án Constellation, với mục tiêu mở thuộc địa trên Mặt trăng và đưa tàu có người lái lên sao Hỏa. Theo ước tính của NASA thì dự án này có thể kéo dài đến năm 2025 và tốn khoảng 230 tỷ USD. Tuy nhiên sau đó dự án này đã bị hủy bỏ bởi tổng thống Obama. Ông Obama đã thực hiện chính sách mới đối với NASA, tập trung vào việc thương mại hóa lĩnh vực hàng không vũ trụ thay vì chỉ dựa vào chính phủ như trước đây. Như vậy trong tương lai tới, chúng ta sẽ thấy nhiều dự án vũ trụ đến từ các công ty tư nhân hơn.