Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 cựu cán bộ SCB trốn truy nã thực hiện quyền kháng cáo ra sao?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo quy định năm bị cáo đang bỏ trốn trong vụ Vạn Thịnh Phát và bị xét xử vắng mặt vẫn có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm.
Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 cựu cán bộ SCB trốn truy nã thực hiện quyền kháng cáo ra sao?
7 người là cựu cán bộ ngân hàng SCB đang trốn truy nã trong vụ án trong đó có 2 người ngoại quốc là Lee George Lam (cựu thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) và Henry Sun Ka Ziang (cựu Phó chủ tịch HĐQT SCB). Ả

Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 người khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan đã kết thúc vào ngày 11-4.

Trong tổng số 86 bị cáo trong vụ án thì có 5 bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng SCB đang bỏ trốn và bị HĐXX tuyên án vắng mặt gồm: Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT) 19 năm tù; Chiêm Minh Dũng (cựu Phó Tổng Giám đốc) 17 năm tù; Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT) 16 năm tù; Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch HĐQT) 17 năm tù và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành) 13 năm tù.

Theo HĐXX, đối với năm bị cáo đang bị truy nã và xét xử vắng mặt, tòa án đã tống đạt các quyết định tố tụng hợp pháp theo quy định và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu gọi các bị cáo đầu thú để hưởng sự khoan hồng của Pháp Luật nhưng các bị cáo vẫn vắng mặt tại tòa.

Việc xét xử vắng mặt các bị cáo là đúng theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình Sự, việc các bị cáo không ra đầu thú là đã từ bỏ quyền tự bào chữa và trình bày tại tòa. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền của các bị cáo này, HĐXX đã chỉ định luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo tại tòa.

Vậy sau khi HĐXX tuyên án sơ thẩm, quyền kháng cáo bản án của năm bị cáo này được thực hiện như thế nào?

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Luật sư Nguyễn Trần Phương, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết quyền kháng cáo, tự bào chữa và trình bày ý kiến tại tòa là các quyền cơ bản của bị cáo trong vụ án Hình Sự được quy định tại Điều 61, Bộ luật Tố tụng Hình Sự (TTHS) 2015.

Bên cạnh đó, theo Điều 290 Bộ luật này thì việc xét xử vắng mặt các bị cáo chỉ được thực hiện khi các bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả. Cạnh đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, bản án phải được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị cáo trước khi bỏ trốn.

Các bị cáo trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị tuyên mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến chung thân. Ảnh: HOÀNG GIANG.

Về quyền kháng cáo bản án, trong trường hợp không đồng ý bản án sơ thẩm thì 5 bị cáo đang bị trốn truy nã có quyền gửi đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án được niêm yết tại UBND cấp xã nơi cư trú của các bị cáo.

Cũng theo LS Phương, trường hợp LS bào chữa hoặc gia đình của các bị cáo này thực hiện kháng cáo thay sẽ rất khó được HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận bởi lẽ quyền kháng cáo của bị cáo được quy định trong Bộ luật TTHS và các bị cáo này phải tự thực hiện quyền kháng cáo. LS bào chữa, thân nhân không thể kháng cáo thay.

Như vậy, trong vụ án này 5bị cáo đang bỏ trốn phải tự thực hiện quyền kháng cáo của mình nếu như không đồng ý với bản án sơ thẩm. Trường hợp nếu có đơn kháng cáo gửi từ nước ngoài về thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (Cục Lãnh sự hoặc cơ quan đại diện ngoại giao...) thì mới được xem xét chấp nhận.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15491
  1. Bắt đầu tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát
  2. Vụ Vạn Thịnh Phát: Tranh luận về xác định thiệt hại vụ án
  3. Vụ Vạn Thịnh Phát: VKS đối đáp 8 nhóm vấn đề, khẳng định truy tố đúng
  4. Luật sư đề nghị xem xét lại tội danh của bà Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát giữ quan điểm truy tố
  5. Bị ép làm sai, nhiều thuộc cấp của bị cáo Trương Mỹ Lan quyết liệt chống đối
  6. Vụ Vạn Thịnh Phát: Các cựu lãnh đạo thanh tra ngân hàng ăn năn hối cải
  7. Vụ Vạn Thịnh Phát: Ông Nguyễn Cao Trí giữ quyết định trả 1.000 tỷ đồng tiền mặt cho bà Trương Mỹ Lan
  8. Các luật sư đề nghị xem xét lại tội danh của bị cáo Trương Mỹ Lan
  9. Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan bị VKS đề nghị tử hình
  10. Ngày thứ 10 xét xử “đại án” Vạn Thịnh Phát: Viện kiểm sát đề nghị mức án
  11. Vụ án Vạn Thịnh Phát: Ai làm sai lệch kết quả thanh tra theo hướng có lợi cho SCB?
  12. Vụ Vạn Thịnh Phát: Hai cựu cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước đổ lỗi cho nhau
  13. Hàng loạt cán bộ SCB xin nghỉ việc khi nhận thấy sai phạm của Trương Mỹ Lan
  14. Giúp sức gây thiệt hại hơn 65.000 tỷ, nhân viên SCB được “thưởng” cổ phiếu cả trăm tỷ đồng
  15. Vụ Vạn Thịnh Phát: Đỗ Thị Nhàn khai nhận 5,2 triệu USD vì “an toàn bản thân, gia đình”
  16. Đại gia Nguyễn Cao Trí khai động cơ chiếm đoạt 1.000 tỷ của Trương Mỹ Lan
  17. Bà Trương Mỹ Lan một mực phủ nhận việc chỉ đạo đưa hối lộ 5,2 triệu USD cho nữ cục trưởng
  18. Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan khai chỉ nắm giữ 5% cổ phần Ngân hàng SCB
  19. Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát: Hôm nay, thẩm vấn bị cáo Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí
  20. “Rút ruột” SCB hơn 1 triệu tỷ đồng, bà Trương Mỹ Lan dùng vào việc gì?
  21. Vụ Vạn Thịnh Phát: Ngày mai, 11-3, tòa xét hỏi Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí
Video và Bài nổi bật