Tan hoang bãi biển Dốc Lết ở Khánh Hòa

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bãi biển Dốc Lết (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) từ lâu được xem là địa điểm nổi tiếng mà khách du lịch từ khắp nơi tìm tới nghỉ dưỡng. Thế nhưng bãi biển này đang tan hoang vì công trình bờ kè chắn sóng gần 8 tháng nay.
Tan hoang bãi biển Dốc Lết ở Khánh Hòa
Bãi biển Dốc Lết đầy rác thải xây dựng. Ảnh: CÔNG NGUYÊN

Bãi biển Dốc Lết (Phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cách TP Nha Trang 50km từ lâu được xem điểm du lịch nổi tiếng mà khách khắp nơi tìm đến để nghỉ dưỡng. Bãi biển Dốc Lết có chiều dài khoảng 10km cát trắng, sóng êm, nước nông được bao quanh là núi và các  đảo nhỏ nơi đây rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch bật nhất cả nước và trên thế giới.

Thế nhưng, gần 8 tháng nay, bãi biển này trở nên tang hoang vì một công trình kè chắn sóng đang thi công tại đây.

Máy múc, công nhân đang thi công kè. Ảnh: CÔNG NGUYÊN

Sáng 17-10 con đường bê tông dẫn về làng biển thuộc tổ dân phố 1 và 2, khu phố Đông Hải, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa tấp nập xe ben chở vật liệu xây dựng. Theo chân các xe này, PV Báo Pháp Luật TP.HCM đến bãi biển nơi công trình xây dựng kè chắn sóng đang thi công.

Đoạn kè đang thi công. Ảnh: CÔNG NGUYÊN

Tại đây, bãi biển dãi khoảng 1km đã được đổ móng và xây dựng kè cao gần 2m ngăn cách nhà dân với bãi biển cát trắng, xa xa là thuyền thúng, thuyền đánh cá đang đậu. 4 chiếc máy múc, hàng chục công nhân đang tất bật trộn vật liệu xây dựng, cột thép, san lấp… để chuẩn bị đổ bê tông. Tiếng máy múc, máy trộn bê tông, động cơ xe ben làm náo động làng biển yên ả. Những dải bê tông lớn, vật liệu, rác xây dựng thải ra tràn lan trên bãi biển cát trắng.

Bãi biển Dốc Lết cát trắng nay còn đâu. Ảnh: CÔNG NGUYÊN

Con đường nhỏ ở làng biển nay tang hoang. Ảnh: CÔNG NGUYÊN

Khi chúng tôi đến, cũng là lúc thuyền đánh cá ngư dân vào bờ, những phụ nữ leo lên dải bê tông lớn, chạy ra biển nhận lấy giỏ cá đi bán cho kịp chợ sáng. Bà Nguyễn Thị Lài (60 tuổi, nhà tổ dân phố 2) thở dài “Khổ quá chú ơi! từ ngày xây bờ kè này, dân chúng tôi muốn ra biển phải leo qua kè cao, hoặc đi đường vòng rất xa để ra biển. Mọi sinh hoạt dân chúng tôi gắn với biển, giờ kè làm thế này sao chúng tôi đi biển mà kiếm sống”.

Kè hoàn thiện, người dân không biết ra biển bằng cách nào. Ảnh: CÔNG NGUYÊN

Theo bà Lài, bà sống từ nhỏ ở đây, bãi biển này hiếm khi có gió, sóng lớn. Những năm bão thì sóng cũng chỉ ở bên ngoài, không ảnh hưởng gì nhà người dân.

Công trình dây dựng không có biển hiệu thông tin, đơn vị thi công... ẢNG: CÔNG NGUYÊN

Ông Mười (53 tuổi, nhà mặt biển) thì liệt kê nhiều bất cập và bức xúc khi nhắc đến kè chắn sóng. Ông Mười cho biết, hơn 50 năm sống, lớn lên tại đây không thấy sóng lớn sập nhà dân. Tầm tháng 9,10,11 âm lịch hàng năm khu vực này cát biển bị sóng đưa ra ngoài, sau tết là cát được bồi lại rất đẹp. “Bãi biển này nước rất sạch, cạn, êm gió, sóng êm cuộc sống chúng tôi gắn với biển, giờ làm kè này thì bít đường ra biển của dân” ông Mười nói.

Bãi biển cát trắng, sóng êm với những đứa trẻ vùng biển này giờ chỉ là kỷ niệm. Ảnh: CÔNG 

Không có đường đi, người dân di chuyển bằng xe máy trên biển để vận chuyển cá. Ảnh: CÔNG NGUYÊN

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật