5 điều kiêng kị khi nhà có đám tang, gia đình người đã mất tránh phạm vào

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi nhà có người mất, gia đình cần phải thực hiện rất nhiều nghi thức trong đám tang. Tuy vậy, thân nhân của người đã mất cũng cần kiêng kị những điều sau.
5 điều kiêng kị khi nhà có đám tang, gia đình người đã mất tránh phạm vào
Nếu tuổi xung khắc với người quá cố, tránh nhìn mặt họ hay tới gần quan tài lúc hạ huyệt.

Người “khắc tuổi" kiêng nhìn mặt người đã mất

Một trong những “đại kị" khi nhà có tang là để người “khắc tuổi" với người quá cố nhìn mặt họ lúc động quan hay hạ huyệt. Thậm chí, có nơi còn kiêng kị người có tuổi xung khắc lại gần người quá cố. Nếu trước lúc hạ huyệt mà người “khắc tuổi" đến gần quan tài, linh hồn người đã khuất sẽ khó lòng siêu thoát.

Ngoài ra, dân gian còn quan niệm người “hợp tuổi" với người đã mất cần tránh ở cạnh họ khi khâm liệm. Hoặc tránh để người có tuổi tương hợp nhìn mặt người đã khuất. Nếu phạm phải, linh hồn của người đã qua đời có thể sẽ “bắt" người đó đi theo họ.

Kiêng để gương, kính lộ liễu

Người xưa cho rằng, nhà có tang sự nếu không phủ gương, kính lại sẽ khiến vong hồn người quá cố trú ngụ trong gương, không thể siêu thoát. Bên cạnh đó, ma quỷ có thể bị âm khí thu hút mà kéo tới, trú lại trong gương, mang tới điềm gở cho gia đình.

Nếu không che gương, kính lại, vong linh hoặc ma quỷ có thể trú ngụ ở trong đó.

Ngoài ra, dân gian cũng tin rằng, hơi thở của người quá cố sẽ khiến gương, kính trong nhà bị ố, nứt do âm khí. Bởi vậy, khi gia đình có tang, thân nhân người đã khuất sẽ dùng vải phủ lên các tấm gương hoặc dùng vôi, kẻ một hình chữ thật chính giữa gương. Làm như vậy, người đã mất sẽ không hiện hồn về, xuất hiện trên các mặt gương, kính.

Nhiều gia đình sẽ dùng vôi kẻ một hình chữ thập lên gương khi nhà có tang.

Đang chịu tang kiêng đi chơi nhà người khác

Từ thời điểm tang chủ có người qua đời, gia đình phải kiêng tới nhà khác thăm hỏi, thậm chí dự lễ hội hay ăn tiệc cũng phải tránh. Theo dân gian, nhà ai có tang là trên người thành viên trong nhà đó có “bụi", có thể mang tới điều rủi cho người khác.

Trong vòng 49 ngày sau khi có người mất hay vào dịp Tết, nhà có tang càng phải chú ý hơn.

Ban đêm nghe tiếng gọi không được trả lời

Ông cha từ xưa cho rằng, khi an táng xong người đã mất, thân nhân trong gia đình sau đó một tháng nếu nửa đêm nghe tiếng ai gọi, tuyệt đối không được trả lời. Nếu giữa đêm nghe tiếng giục mở cửa, gọi tên mình cũng không được đáp trả. Ngoài ra, nửa đêm đi ngoài đường kiêng quay lưng nhìn lại phía sau kẻo bị vong linh, cô hồn dã quỷ đeo bám.

Khi nhà có tang, nửa đêm nghe tiếng người gọi bên tai không được thưa, đi đường kiêng quay đầu lại.

Tương truyền rằng người sau khi mất, linh hồn chưa siêu thoát ngay mà vẫn quẩn quanh bên cạnh thân nhân của họ. Có thể vì thương tiếc người thân, vong linh sẽ bắt ai đó theo cùng. Chính vì thế, nên tránh lên tiếng lúc nửa đêm vì có thể khiến vong nghe thấy. Trường hợp phạm phải, nhẹ thì đầu óc mất tính táo trong thời gian ngắn, nặng thì bệnh tật, ốm đau.

Khi đưa tang kiêng đi “tay không"

Trên đường đưa quan tới điểm hạ huyệt, an táng, thân nhân của người quá cố cần cầm theo tiền bạc để rải qua cầu. Đây được cho là “lộ phí" đi đường cho người đã khuất. Mặt khác, người nhà cũng cần đặt tiền hoặc vàng trong miệng người đã qua đời để họ có lễ vật dâng cho các quan, binh giữ cửa dưới âm giới trên đường xuống “suối vàng".

Trên đường đưa tang cần mang theo tiền lẻ hoặc muối để rải.

Đây đều là những quan niệm của dân gian, lưu truyền từ nhiều năm. Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ chính xác của chúng song người ta tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Để tránh điều rủi, tinh thần được trấn an, các gia đình vẫn duy trì phong tục tránh phạm phải điều kiêng kị, nhất là khi trong nhà có chuyện chẳng may.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật