Từ chiếc Tesla “nằm xó”: Có thực thiên thời - địa lợi - nhân hòa đã nằm trong tay Vinfast?

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Số phận chiếc xe điện Tesla đầu tiên về Việt Nam trong tình cảnh phủ bụi “đắp chiếu“ có vẻ đối lập với doanh số đặt hàng “kỷ lục“ của Vinfast VF e34. Liệu rằng thiên thời - địa lợi - nhân hòa đang nằm trong tay Vinfast?
Từ chiếc Tesla “nằm xó”: Có thực thiên thời - địa lợi - nhân hòa đã nằm trong tay Vinfast?
Ảnh minh họa

Thiên thời: Từ số phận đầy ’xót xa’ của chiếc xe điện Tesla nhập khẩu tới 3 mẫu xe điện gắn mác "Made in Vietnam"

Vào năm 2014, các hãng xe trên thế giới cũng đều đã có những mẫu xe điện của riêng mình. Có thể nêu những mẫu xe bán rất chạy như Nissan Leaf, Toyota Prius, Chevrolet Volt.

Tuy nhiên, việc bán xe điện trong thời gian này lại không dễ dàng mấy khi giá dầu ở mức thấp, khoảng 66USD/thùng (tương đương với giá dầu hiện nay 2021) trong khi những năm trước đó, giá dầu lên tới khoảng 100USD/thùng. Số lượng xe điện bán ra không phân biệt loại xe trên khắp thế giới khi đó đạt con số 400.000 đơn vị. Mặc dù chiếm tỉ trọng chỉ 0.5% tổng số xe bán ra toàn cầu, con số này lại khiến các nhà đầu tư bớt lo lắng hơn, bởi doanh số đã gấp đôi năm trước 2013.

"Ông vua" doanh số xe điện tại Mỹ năm 2014 - Nissan Leaf

Tesla khi đó gặp nhiều vấn đề từ khâu sản xuất tới tài chính, nhưng lợi nhuận năm 2014 đã tăng tới 60%, đạt 3.19 tỷ USD. Dẫn lời nhà sáng lập Tesla – Elon Musk, ông cho biết: "Đây (Tesla Model S – PV) không phải một mẫu xe bình dân. Với nhiều khách hàng, chiếc xe này lại chính là chiếc xe đắt nhất họ từng sở hữu."

Chiếc Tesla đầu tiên tại Việt Nam.

Dẫn dắt dài dòng như thế để chứng minh rằng: Xe điện đã dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng toàn thế giới. Vậy tại Việt Nam từ năm 2014 đến nay thì sao?

Chiếc Tesla đầu tiên về Việt Nam vào khoảng tháng 8 năm 2014 theo diện nhập khẩu nguyên chiếc, là mẫu Model S. Mẫu xe này được định vị ở phân khúc xe sang có giá niêm yết tại thị trường Mỹ từ 86.000USD (tương đương 1.8 tỷ đồng), đối đầu trực tiếp với những mẫu xe của các ông lớn như Porsche Panamera, BMW 550i, Lexus GS450h.

Chiếc xe này về Việt Nam đã khiến cánh báo giới tốn không ít giấy mực viết bài, bởi câu hỏi lớn nhất chính là: Việt Nam chưa có trạm sạc công cộng nào, lỡ hết điện thì cho lên xe cẩu về ư?

Sau này, thật đáng buồn, trên mạng internet lan truyền bức ảnh chiếc xe này nằm im lìm với lớp bụi dày trong một gara sửa chữa xe. Lý do cụ thể không được công bố, nhưng có thể phán đoán rằng: chiếc xe quá xa lạ với điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ, thợ sửa không biết sửa, đại lý chính hãng chưa xuất hiện. Muốn sửa, có lẽ là thuê đội ngũ từ đại lý chính hãng nước ngoài qua Việt Nam, hoặc mang xe từ Việt Nam ra nước ngoài để sửa.

Hình ảnh chiếc Tesla đầu tiên của Việt Nam nằm phủ bụi.

Cần nhớ, năm 2017, Bộ Công Thương vẫn còn tổ chức tọa đàm về công nghiệp ô tô, chú trọng vào việc "phát triển dòng xe nhỏ (sử dụng động cơ đốt trong) thân thiện với môi trường."

Nhưng ngành xe của Việt Nam cũng đã biến chuyển rất nhanh, tình hình hiện nay đã rất khác.

Để mô tả tình thế xe điện hiện tại, có lẽ đã đủ để sử dụng từ "tươi sáng", không còn "mờ tỏ" như những năm trước.

Nói thì phải trích dẫn "sách", mách thì phải có "chứng": Chỉ trong tháng 4 này, các hãng xe trên toàn cầu thi nhau giới thiệu các mẫu xe điện của mình, thuộc đủ loại phân khúc, đủ chủng loại xe điện. Đó là những Nissan Leaf phiên bản mới có giá thành dễ tiếp cận, những Ford Mustang Mach-E gầm cao đa dụng và thể thao, rồi những chiếc xe điện của Vinfast khiến cộng đồng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới cũng xôn xao, và cả thông tin rằng Honda sẽ ngừng sản xuất toàn bộ xe sử dụng động cơ đốt trong và tập trung sản xuất xe điện vào 20 năm nữa - năm 2040…

Doanh số xe điện hàng năm luôn tăng trưởng mạnh, thể hiện như biểu đồ bên dưới của Statista.

Hình ảnh chiếc Tesla đầu tiên của Việt Nam nằm phủ bụi

Những thông tin như vậy đã đủ để chứng minh rằng đã tới lúc xe điện phát triển. Như ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, từng nói trên báo chí: "Đó (phát triển xe điện – PV) không phải là trào lưu mà là một xu thế không thể đảo ngược."

Hẳn nhiên, Vinfast tham gia vào thị trường xe điện lúc này, sau một thời gian dài định hình chiến lược và chuẩn bị, như cá gặp nước.

Địa lợi: Nơi ưu tiên đầu tư của những tập đoàn hàng đầu

Quay lại thời điểm năm 2014, Tesla Model S về nước như một "sinh vật lạ": cánh báo chí ra bài liên tục, giới yêu xe thì ngày đêm "săn lùng" để được nhìn ngắm tận mắt, chụp về những bức ảnh đẹp nhất cho mình và khoe với mọi người.

Chiếc xe đó có lẽ cũng đã từng được coi là tiên phong xe điện tại Việt Nam – nơi vẫn còn tương đối nghèo nàn để phát triển xe điện: trạm sạc chưa có, đường sá vẫn luôn là một vấn đề bất cập, khí hậu ẩm ướt, xe nhập tư nhân và không có đại lý chính hãng.

Số phận của chiếc xe, có lẽ là cũng dễ hiểu: nằm xó với lớp bụi dày trên mình tại gara sửa chữa.

Cũng vào năm 2014, trên thế giới đã có tới 400.000 chiếc xe điện, Tesla thì đã xây trạm sạc công cộng được hai năm và Mỹ cũng đã có chính sách hỗ trợ phát triển xe điện, cũng như khuyến khích người dân sử dụng xe điện.

Trạm sạc Supercharge của Tesla. Ảnh: Tesla

Cho tới nay, Tesla đã xây dựng được khoảng 2700 trạm sạc công cộng với 24.500 cổng sạc trên khắp thế giới; có đến 45 bang của Mỹ (tính đến tháng 11 năm 2020) đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích sử dụng phương tiện sử dụng nhiên liệu thay thế nói chung và xe điện nói riêng, cũng như phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp.

Nói ngắn gọn hơn thì thế giới đã xây dựng nền tảng và hạ tầng cho xe điện từ lâu.

Thế còn tại Việt Nam?

Mặc dù mới chỉ gần 4 năm tuổi (tính từ ngày thành lập 06/2017), Vinfast - công ty con của một tập đoàn hàng đầu Việt Nam - đã chuẩn bị đưa vào vận hành hệ thống xe bus điện đầu tiên tại Việt Nam; đã sẵn sàng cung cấp đại trà xe điện tại Việt Nam với mẫu VF e34; đã giới thiệu tới công chúng toàn cầu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, mẫu VF32 và VF33; có kế hoạch xây dựng 2000 trạm sạc trên khắp Việt Nam; có kế hoạch xây dựng nhà máy, showroom, trung tâm dịch vụ, trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D tại Mỹ…

Mẫu Vinfast VF33 hạng sang dự kiến ra mắt tại Mỹ.

Để hỗ trợ cho phát triển xe điện, Vinfast đã "bắt tay" với hàng loạt ông lớn trên thế giới: Đó là Bosch - tập đoàn công nghệ và thiết bị ô tô của Đức lớn mạnh hàng đầu thế giới, đó là Pininfarina - công ty thiết kế xe hơi có tiếng thế giới với các thiết kế tuyệt đẹp cho Ferrari, đó là LG Chem - một trong những công ty hó‌a chấ‌t lớn nhất Hàn Quốc chuyên sản xuất pin Lithium, và mới đây nhất là Công ty điện toán Trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới Nvidia...

Lễ ký kết giữa Vingroup và Bosch

Và quan trọng là, những sự kiện tương tự như trên không dừng lại, cũng không chỉ gói gọn ở thương hiệu Vingroup. Chẳng hạn, chỉ riêng lĩnh vực xe điện, một tập đoàn đoàn của Việt Nam mang tên Phenikaa đã ra mắt mẫu xe điện tự hành cấp độ 4 (tất nhiên mới thí điểm trong điều kiện không gian hạn chế), đứng đằng sau là hàng loạt tập đoàn lớn thế giới hợp tác phát triển...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật