Mong muốn tạo ra thế hệ mới thông minh, triệu phú Mỹ từng lập kho lưu trữ gene thiên tài và kết quả đầy bất ngờ

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ấp ủ mong muốn tạo ra một thế hệ mới thông minh, tài giỏi hơn, một vị triệu phú người Mỹ đã tích trữ tin‌ּh trù‌ּng của các thiên tài vượt trội trong các lĩnh vực.
Mong muốn tạo ra thế hệ mới thông minh, triệu phú Mỹ từng lập kho lưu trữ gene thiên tài và kết quả đầy bất ngờ
Ông Rober K. Graham từng sáng lập ra kho lưu trữ gene của các thiên tài vào năm 1980. Ảnh: Shutterstock

Vào năm 1980, ông Robert K. Graham, một triệu phú giàu có từ phát minh đặt biệt về kính mắt không vỡ, đã thành lập một kho lưu trữ gene (chủ yếu là tin‌ּh trù‌ּng) của các thiên tài vượt trội trong các lĩnh vực có tên Repository for Germinal Choice. Kho lưu trữ này đã hoạt động cho tới năm 1999, 2 năm sau khi ông Graham qua đời. 

Theo đó, ông Graham đã đưa ra một mục tiêu rõ ràng là cải thiện nguồn gene cho nhân loại. Ông cho biết: "Nếu nguồn gene càng tốt, cá nhân sẽ càng vượt trội. Còn nguồn gene nghèo nàn, các cá nhân sau đó cũng sẽ yếu kém và vô dụng hơn".

Sáng kiến này của ông Graham khi đó đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng ông là người phân biệt chủ‌ng tộ‌c và đang hành động giống như những gì Đức Quốc xã từng làm. Tuy nhiên, vị triệu phú người Mỹ đã phủ nhận lời buộc tội trên. 

Sau đó vài năm, một vài người được sinh ra từ dự án chọn lọc và lưu giữ gene thiên tài của ông Graham đã chia sẻ về cuộc sống của họ. Dưới đây là một số sự thật về dự án này.

Có thể dễ dàng tham gia dự án

Theo một bài viết của New York Times vào năm 1984, một người phụ nữ đã nhận tin‌ּh trù‌ּng thiên tài từ kho lưu trữ của ông Graham với giá 50 USD phí đăng ký và 10 USD/tháng phí lưu trữ và vận chuyển. Có thể thấy, việc nhận tin‌ּh trù‌ּng của thiên tài hoá ra lại không hề khó như nhiều người vẫn tưởng. Điều nhận nhận tin‌ּh trù‌ּng thiên tài cũng không hề khắt khe. Theo đó, người mẹ có thể là một người bình thường, không cần là thiên tài vẫn có thể được tham gia dự án của ông Graham. 

Nguồn cung cấp gene đến từ các trường đại học

Julianna McKillop, người đã làm việc cho kho lưu trữ từ năm 1980 đến năm 1985, cho biết bà từng dành thời gian đi đi lại lại ở các trường đại học tại Bờ Tây của Mỹ để tìm kiếm các cá nhân ưu tú và thuyết phục họ hiến tin‌ּh trù‌ּng. 

Ông bị thúc đẩy bởi mong muốn cải thiện và tại ra một thế hệ mới thông minh. Ảnh: Shutterstock

Ông Graham từng thừa nhận phần lớn những người đã hiến tin‌ּh trù‌ּng cho dự án của ông là người da trắng. Tuy nhiên, ông khẳng định điều này không phải do tâm lý phân biệt chủ‌ng tộ‌c. 

Kết quả của dự án

Kho lưu trữ của ông Graham đã góp phần sinh ra 215 đứa trẻ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có phải toàn bộ những người này đều thừa hưởng mẫu gene thiên tài? Trả lời câu hỏi này, hãng tin CNN cho biết hầu hết những người được sinh ra hoặc có liên quan tới mẫu gene thiên tài trong kho lưu trữ của ông Graham đều học khá ở trường. 

Tuy nhiên, khi trường thành, họ cũng sống một cuộc sống như bao người khác và không thật sự là "thiên tài" nổi trội. Ví dụ, trong số 215 người được sinh ra nhờ gene thiên tài, Tom điều hành một doanh nghiệp lợp mái nhà, Leandra là một ca sĩ opera, Courtney là một vũ công, Logan mắc chứng tự kỷ.

Không những thế, một số người cho biết họ thậm chí còn cảm thấy áp lực vì bị kỳ vọng phải xuất sắc bởi vì họ sinh ra bởi tin‌ּh trù‌ּng của một thiên tài. Nhưng theo bà Adrienne, người đã hạ sinh Leandra, Courtney và Logan trong dự án của ông Graham, việc có "gene thiên tài" không đồng nghĩa với một cuộc sống thành công và vui vẻ. Bà chia sẻ: "Chỉ có vài thứ có thể kiểm soát về gene thôi. Quan trọng là thứ bạn mang lại cho gia đình mình." 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật