Công Phượng thuở cơ hàn: Bố nhịn đói, mua phở cho con, mẹ không dám ăn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gia đình Công Phượng rất nghèo và phải nỗ lực lắm mới giúp anh có thể theo đuổi được đam mê.
Công Phượng thuở cơ hàn: Bố nhịn đói, mua phở cho con, mẹ không dám ăn
Bố của Công Phượng

Xem Video: Công Phượng đi bóng như Messi, ghi dấu ấn đầu tiên ở Bỉ

Tuổi thơ khổ cực của Công Phượng

Xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương – Nghệ An) nằm cách trung tâm TP Vinh 40km về phía Tây Bắc. Cũng như những nơi khác, bóng đá vẫn là môn được người dân Mỹ Sơn quan tâm nhất. Cứ hễ hôm nào nghe xã thông báo có đấu bóng là cả xã kéo nhau ra xem, cổ vũ, không kể hôm đó có xóm của mình đá hay không.

Cũng chính ở giải phong trào này, tài năng của Công Phượng bắt đầu hé lộ. Sau giải đấu, nhìn thấy năng khiếu nổi trội của con, ông Nguyễn Công Bảy về bàn với vợ đưa con lên Trung tâm văn hóa huyện rèn luyện thêm. May mắn là vợ ông bà Nguyễn Thị Hoa hưởng ứng ủng hộ. Thế rồi hai ông bà lên trung tâm đăng ký cho con tập luyện theo hình thức “tập ké”.

Ngặt nỗi, lúc này nhà ông Bảy nằm cách xa Trung tâm văn hóa huyện 18km. Nhà nghèo, ông Bảy phải mượn xe máy nhà  hàng xóm để đưa Phượng đi. Còn hôm nào bà Hoa chở, mẹ con phải đèo nhau bằng chiếc xe đạp cà tàng, đều đặn đi từ nhà lúc 13 giờ 30.

Đưa con lên đến nơi, bố mẹ Phượng phải vội vàng quay trở về làm đồng. Buổi chiều, Phượng ra vẫy xe, xin đi nhờ về. Có hôm không bắt được xe, Phượng phải ở lại tối mịt. Lúc ấy, ông Bảy chưa thấy con về mới vội đi đón.

Tới nơi, nhìn thấy con ngồi bệt dưới đất, chân tay bủn rủn, mồ hôi ướt nhẹp, ông dẫn con vào quán ven đường mua con bát phở. Có khi, trong túi chỉ có mấy ngàn, gọi được mỗi bát phở cho con ăn. Bà chủ hỏi ăn gì, ông chỉ cười trừ, lắc đầu. Thực chất lúc ấy, bụng ông đói cồn cào nhưng chẳng còn đủ tiền để ăn.

Ngôi nhà năm 2013 cảu ông Bảy

Đến trở thành nhân tố “tuyển” của huyện

Năm 1995, CLB SLNA bắt đầu xây dựng trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, ký hợp đồng với Trung tâm Văn hóa huyện Đô Lương để mở lớp đào tạo và giao cho ông Trương Quang Vinh, cựu cầu thủ SLNA phụ trách.

Đến năm 2004, các thí sinh toàn huyện về dự tuyển, Công Phượng được mẹ đưa đến đăng ký tham gia dự tuyển. Thấy ngoại hình Công Phượng nhỏ bé, chân tay mảnh khảnh, ông Vinh lắc đầu từ chối. Nhưng bà Hoa đã yêu cầu cho con thử sức, nếu trượt vì trình độ, cũng đỡ áy náy.

Để rồi, chính khả năng xử lý bóng khéo léo, thuần thục của Công Phượng khiến ông Vinh cũng phải bất ngờ. Công Phượng chính thức nhận vào lớp bất chấp thể hình nhỏ bé. Thấy bà Hoa vượt quãng đường xa xôi đưa con đi học, ông Vinh đề xuất cho Phượng về nhà mình ở, tiện cho việc tập luyện.

Với khả năng sẵn có, Phượng nhanh chóng hòa nhập được các bài giảng của thầy Vinh. Trở thành “linh hồn” của đội bóng nhi đồng và thiếu niên huyện Đô Lương, Công Phượng góp công giúp đội bóng huyện 2 lần lên ngôi vô địch giải đấu cấp tỉnh tổ chức.

Màn trình diễn của Công Phượng đã được các chuyên gia CLB SLNA “để ý”. Cậu được gọi xuống TP Vinh tập luyện, thử sức một tháng trước khi quyết định ký hợp đồng chính thức. Nhưng do thể hình “mỏng cơm”, Công Phượng bị đánh trượt.

“Cháu nó cân được 25.5kg, trong khi quy định của đội là 28kg mới đạt. Thầy Vinh nói nhìn thể hình không đến nỗi gầy như thế, bảo cân sai, kéo Phượng lên cân lại nhưng cân kiểu gì kim cũng không nhích lên” – ông Bảy nhớ lại.

Sau lần bị SLNA từ chối, Phượng buồn lắm, em nói chuyện với mẹ về chuyện xin nghỉ học vào miền Nam theo anh chị mưu sinh. Nhà nghèo không có tiền, học cũng khó có tương lai. Quả bóng da mẹ mua dưới gầm dường để mốc, em không còn hứng thú…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật