Chuyện kiếm tiền của các CLB thể thao Việt Nam

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
B.Bình Dương và Saigon Heat là 2 điểm sáng hiếm hoi về việc kiếm tiền giỏi trong làng thể thao Việt Nam hiện nay mà không quá phụ thuộc vào ngân sách.
Chuyện kiếm tiền của các CLB thể thao Việt Nam
Ảnh minh họa

B.Bình Dương kiếm tiền vô đối tại V-League

Việt Nam có giải bóng đá chuyên nghiệp nhưng cho đến nay các đội bóng vẫn chưa thể tự nuôi sống bản thân mình. Sự sống của nhiều đội bóng tại V-League phụ thuộc tất cả vào bầu sữa ngân sách, tài trợ. Nếu nguồn này bị cắt, đội bóng không thể tồn tại dù về cơ chế họ hoạt động như một công ty cổ phần.

Sông Lam Nghệ An là đội bóng có lượng cổ động viên trung thành bậc nhất V.League, nhưng họ vẫn sống bằng ngân sách là chủ yếu.

Kiếm tiền khủng nhất tại V-League phải nói đến đội vô địch Becamex Bình Dương. Hàng năm ngân sách hoạt động của họ ít nhất là 50 tỷ đồng. Để có tiền chiêu mộ các ngôi sao về đất Thủ, ngoài số tiền từ Tổng công ty Becamex rót xuống hàng năm, đội bóng còn chủ động kinh doanh để tìm được một nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của đội bóng.

Tiếng chủ động nhưng thực chất, B.Bình Dương được tạo điều kiện về cơ chế để khai thác gần 600 biển quảng cáo dọc quốc lộ 13 và một số tuyến phố tại thị xã Thủ Dầu Một. Bên cạnh đó, mùa bóng vừa qua họ còn thu về 15 tỷ đồng tiền bán quảng cáo trên sân, 3 tỷ đồng từ việc bán, cho mượn cầu thủ, 2 tỷ đồng từ tiền vé... Hàng năm, số tiền từ việc khai thác thương quyền của B.Bình Dương không dưới 30 tỷ đồng.

Nhờ có nguồn thu ổn định này mà Becamex Bình Dương mới đủ tiềm lực để chiêu mộ hàng loạt ngôi sao suốt thời gian qua.

Năm nay B.Bình Dương không còn được Martime Bank tài trợ áo đấu với số tiền 15 tỷ/năm nhưng họ vẫn là đội bóng khai thác thương quyền tốt nhất tại V.League.

Thanh Hóa có thể kiếm tiền không bằng B.Bình Dương nhưng mô hình hoạt động là điểm sáng tại V-League khi có đến hàng chục doanh nghiệp chung tay nuôi đội bóng.

HAGL, ĐTLA hay Hà Nội T&T không phụ thuộc vào bầu sữa ngân sách, nhưng thành tích của họ phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm của những ông bầu. Như HAGL mùa bóng vừa qua, bầu Đức không đầu tư nhiều như những năm trước, lập tức rớt xuống tận vị trí thứ 9.

Điểm sáng Saigon Heat

Ngoài các CLB bóng đá thì đội bóng rổ Saigon Heat có thể xem là CLB thể thao hoạt động chuyên nghiệp nhất hiện nay. Mới chỉ tham dự giải bóng rổ chuyên nghiệp Đông Nam Á (ABL) được 3 năm nhưng Saigon Heat xứng đáng là mô hình kiểu mẫu để các CLB thể thao khác học tập.

Ngoài tiền bán vé, Saigon Heat còn thu được 1 số tiền lớn từ việc báo áo đấu và vật phẩm. Các fan của đội bóng không ngại bỏ ra 400.000 đồng cho 1 bộ quần áo, 200.000 đồng cho 1 chiếc áo, 100.000 đồng cho túi xách hay 180.000 đồng cho 1 chiếc áo của Saigon Heat.

Saigon Heat vô địch về sức lan tỏa khi chỉ trong một thời gian rất ngắn họ lôi kéo được một lượng khán giả trung thành đến sân. Họ không quá thành công về mặt chuyên môn nhưng vượt trội trong việc đánh bóng hình ảnh và thu hút khán giả cũng như tài trợ.

Ngay từ mùa bóng đầu tiên, lượng khán giả đến sân xem Saigon Heat thi đấu luôn chật cứng dù giá vé không hề rẻ so với mặt bằng chung, từ 40.000 - 200.000 đồng và cao nhất lên đến 500.000 đồng. Bên cạnh đó, giới truyền thông khu vực cũng bị Saigon Heat thu hút, từ các hãng tin nổi tiếng như Reuters, tạp chí Asia Life, World Magazine cho đến các kênh truyền hình hàng đầu như ESPN, ABL (kênh truyền hình của Giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á)… đều đưa tin về họ.

Sơ đồ bán vé 1 trận đấu cụ thể trên sân nhà của Saigon Heat. Trong số này loại vé Standard có giá 70.000 đồng, vé Premium là 150.000 đồng và VIP là 300.000 đồng. Các trận đấu của Saigon Heat từ đầu mùa luôn cháy vé.

Mùa bóng năm nay, Saigon Heat thi đấu trên sân có sức chức 1.300 chỗ ngồi với giá vé dao động từ 70.000 - 300.000 đồng. Hầu như các trận đấu của đội trên sân nhà đều rơi vào tình trạng cháy vé. Ứớc tính mỗi trận đấu, Saigon Heat thu về không dưới 110 triệu đồng tiền bán vé. Số tiền này không thua kém tiền bán vé của các đội bóng tại V.League dù sức chứa sân bóng rổ không thể bì lại sân bóng đá.

Ngoài nguồn thu này, Saigon Heat còn có ít nhất 8 nhà trợ về tài chính, địa điểm tập luyện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe..., bên cạnh việc báo áo đấu, hàng lưu niệm.
Connor Nguyễn, giám đốc điều hành của Saigon Heat từng cho biết trong 3 năm đầu tiên, đội sẽ bỏ ra từ 600.000 USD (12 tỷ đồng) cho đến 2 triệu USD và quỹ lương không được quá 50% dự trù kinh phí. Họ chấp nhận lỗ trong vòng 3 năm và tự tin sẽ lấy lại cả vốn lẫn lại trong thời gian tới.

Với sức lan tỏa mạnh mẽ và tạo được chỗ đứng vững chắc như hiện tại, Saigon Heat tin có thể tự thu, tự chi trong tương lai, điều mà rất ít CLB thể thao tại Việt Nam làm được.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật