Những sát thủ diệt tăng uy lực nhất thế giới

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dưới đây là những tên lửa chống tăng được coi là vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại, được giới chuyên gia đánh giá chúng là sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới.
Những sát thủ diệt tăng uy lực nhất thế giới
9M133 Kornet (NATO định danh AT-14 Spriggan)

9M133 Kornet (NATO định danh AT-14 Spriggan) là một tên lửa chống tăng bám chùm laser bán tự động cực kỳ hiện đại của Nga. Lực lượng chống tăng bộ binh cơ giới Nga bắt đầu sử dụng chúng từ năm 1994. Thành phần hệ thống của chúng bao gồm: đạn tên lửa 9M133, giá phóng 9P163-1, kính ngắm ảnh nhiệt 1PN79-1. Chúng có chiều dài tổng thể 1.200 mm, đường kính 152 mm, trọng lượng phóng 29 kg. Với tầm bắn 5.500-10.000 mét, đầu đạn liều đúp của Kornet có khả năng xuyên giáp 1.200 mm. Giới chuyên gia đánh giá chúng là sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới hiện nay. Chúng thừa sức đánh bại những xe tăng mang lớp giáp tốt nhất.

BGM-71 TOW là một tên lửa chống tăng có điều khiển bắt đầu phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1970. Nó thuộc loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 được dẫn đường bằng dây dẫn. Người bắn xác định mục tiêu và khóa bằng hệ thống kính ngắm quang học. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, một cảm biến quang học liên tục theo dõi đường bay của tên lửa, người điều khiển sẽ điều chỉnh quỹ đạo bay thông qua hai dây dẫn. TOW tham chiến lần đầu tiên tại chiến trường Việt Nam. Tên lửa có chiều dài 1,17 mét, đường kính 152 mm, trọng lượng phóng 21,5 kg. Với tầm bắn khoảng 4.200 mét, nó có thể phóng từ giá 3 chân hoặc các xe thiết giáp. Ảnh:Wikipedia

9K111 Fagot (NATO định danh là AT-4 Spigot) thuộc loại tên lửa chống tăng có điều khiển dẫn đường bán tự động bằng dây dẫn. Quân đội Liên Xô bắt đầu sử dụng chúng từ năm 1970. Hệ thống 9K11 Fagot bao gồm giá phóng 9P135 (có thể gập), hộp dẫn hướng 9S415 và kính ngắm quang học 9SH119. Chúng có chiều dài 1.030 mm, đường kính 120 mm, trọng lượng phóng 22,5 kg. Với tầm bắn tối đa 2.500 mét, tên lửa có khả năng xuyên giáp 400 mm đồng nhất. Ảnh: Wikipedia

MILAN là tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 2 do tập đoàn MBDA tại châu Âu sản xuất và phục vụ quân đội từ năm 1972. Sở hữu hệ thống dẫn hướng bán tự động bằng dây dẫn, chúng có chiều dài 1.200 mm, đường kính 115 mm, trọng lượng 7,1 kg. Với tầm bắn tối đa 3.000 mét, chúng có đầu đạn liều đúp, có khả năng phá các loại giáp trên xe tăng của Liên Xô. Ảnh: Imgur

9K115-2 Metis M (NATO định danh AT-13 Saxhorn-2) là một tên lửa chống tăng dành cho bộ binh cơ động quân đội Nga. Thành phần hệ thống bao gồm: đạn tên lửa 9M113F, giá phóng 9P151, kính ngắm ảnh nhiệt 1PBN86-VI. Chúng có chiều dài 980 mm, đường kính 130 mm, khối lượng 13,8 kg. Với tầm bắn 800-2.000 mét, đầu đạn liều đúp của chúng có thể xuyên giáp có độ dày đến 950 mm sau phản ứng nổ. Ảnh:Wikipedia

Spike là tên lửa chống tăng thế hệ thứ 4 của Israel. Chúng thuộc loại "bắn-quên", nghĩa là người bắn sẽ khóa mục tiêu trước khi phóng và tên lửa sẽ tự điều khiển để đến mục tiêu. Spike sở hữu một thiết bị tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại. Một số biến thể được dẫn hướng theo cơ chế "phóng-quan sát-cập nhật", cho phép người điều khiển lựa chọn mục tiêu nguy hiểm hơn. Chúng có chiều dài tổng thể 1.672 mm, đường kính 170 mm, trọng lượng phóng từ 34 tới 70 kg tùy biến thể. Với tầm bắn từ 800-25.000 mét tùy biến thể, chúng khả năng xuyên giáp đồng nhất có độ dày lên đến 1.000 mm. Ảnh: Slovenskavojska

FGM-148 Javelin là tên lửa chống tăng "bắn-quên" mà quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1996. Tên lửa Javelin được thiết kế theo kiểu vác vai một người bắn. Xạ thủ sử dụng hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại sau đó sẽ khóa vào đầu tự dẫn hồng ngoại của tên lửa. Javelin có kiểu tấn công "đột nóc" rất độc đáo, cho phép nó tiêu diệt những xe tăng hiện đại nhất vì giáp ở khu vực nóc tháp pháo thường khá mỏng. Với chiều dài tổng thể 1.200 mm, đường kính ống phóng 142 mm, trọng lượng phóng 22,3 kg, Javelin có tầm bắn tối đa 4.750 mét. Chúng mang theo đầu đạn liều đúp 8,4 kg. Ảnh: Wikipedia


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật