BOJ tăng cường quốc tế hóa đồng yên

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
BOJ cũng mở rộng phạm vi giao dịch trái phiếu ra nước ngoài trong nỗ lực hiện đại hóa các thị trường tài chính.
BOJ tăng cường quốc tế hóa đồng yên
Ảnh minh họa

Nhằm hỗ trợ chiến lược tăng trưởng kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã thực hiện cải cách quy trình giao dịch trái phiếu và đồng yên ở nước ngoài với mục đích quốc tế hóa đồng yên.

Cải cách hệ thống giao dịch trái phiếu và tiền tệ sẽ thúc đẩy giới đầu tư nước ngoài tăng cường sử dụng đồng yên trong thương mại toàn cầu, đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh của yên với USD và euro. Nhật Bản thậm chí có thể vượt Trung Quốc trong nỗ lực quốc tế hóa nội tệ, theo nhận định của các quan chức BOJ.

Theo một số gợi ý từ những tổ chức tài chính lớn như, Goldman Sachs, BOJ dự kiến sẽ tăng cường hoạt động của Hệ thống Mạng lưới Tài chính (BOJ Net) trong những giờ giao dịch của nước ngoài.

FNS là kênh chính để các tổ chức tài chính chuyển đổi đồng yên thành các ngoại tệ khác hoặc phân phối trái phiếu chính phủ Nhật Bản tới người mua thông qua hệ thống điện tử.

Hiện tại, hệ thống Fedwire của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - kênh giao dịch USD và trái phiếu Kho bạc Mỹ - cung cấp dịch vụ chuyển đổi USD trên quy mô lớn trong hơn 21 giờ/ ngày, nhiều hơn 2 lần so với BOJ Net - chủ yếu hoạt động trong giờ giao dịch của Tokyo. Hệ thống chuyển đổi euro Target 2 của châu Âu thậm chí cũng hoạt động gần 20 giờ/ ngày.

BOJ dự định sẽ bắt đầu thực hiện nghiêm túc cải cách này vào cuối năm 2015. Theo đó, Hệ thống BOJ Net sẽ liên tục hoạt động trong gần 24 giờ/ ngày. Đầu năm 2016, ngân hàng trung ương có thể sẽ tăng số giờ hoạt động vào thời điểm giữa trưa của London. Theo một số nguồn tin thân cận, các quan chức BOJ, bao gồm Thống đốc Haruhiko Kuroda, thậm chí muốn tiến xa hơn nữa khi cho phép Hệ thống mới của BOJ hoạt động trong cả những giờ giao dịch của Phố Wall sau đó.

Trên thực tế, BOJ cần phải nhanh chóng thực hiện cải cách này, bởi những hạn chế về thời gian gây khá nhiều bất tiện cho doanh nghiệp trong việc quản lý tiền mặt trên toàn cầu và thực hiện các giao dịch cao tần. Đồng yên thậm chí cũng bị đe dọa bởi nhân dân tệ - đồng tiền được giao dịch nhiều thứ 2 sau USD, theo số liệu của công ty tài chính Swift.

Năm 2013, trung bình một ngày, BOJ Net đã thực hiện số giao dịch chuyển tiền và mua bán trái phiếu chính phủ với giá trị lên đến gần 200 nghìn yên (1,92 nghìn tỷ USD), tương đương với hơn 40% GDP hàng năm, theo số liệu của ngân hàng trung ương.

Đối tượng hưởng lợi lớn nhất trong đợt cải cách này có lẽ là các ngân hàng Nhật Bản đang nỗ lực vươn ra các thị trường nước ngoài. Với cải cách này, việc huy động vốn ở nước ngoài sẽ càng dễ dàng hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật