Nhật rót vốn mạnh, Trung Quốc mất thị trường Myanmar

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhật vừa tăng các khoản vay lãi suất thấp cho Myanmar với tổng số tiền là 10,5 tỷ Yen, hứa hẹn một sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai quốc gia .
Nhật rót vốn mạnh, Trung Quốc mất thị trường Myanmar
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida

Myanmar tiếp tục được Nhật mời gọi

Ngày 9/8, Nhật Bản cho biết nước này sẽ tăng các khoản vay lãi suất thấp cho Myanmar, với tổng số tiền là 10,5 tỷ yen, để giúp quốc gia Đông Nam Á này nâng cấp mạng lưới thông tin liên lạc giữa các thành phố lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện thoại di động và Internet.

Thông báo trên được Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng nước chủ nhà Myanmar Wunna Maung Lwin bên lề các cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Nay Pyi Taw.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, với số tiền trên, Tokyo muốn hỗ trợ Myanmar nâng cấp mạng lưới thông tin liên lạc ở Yangon, Mandalay và Nay Pyi Taw cũng như cải thiện khả năng truy cập Internet ở Yangon - cố đô và là thành phố lớn nhất Myanmar.

Về phần mình, Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin thông báo Myanmar quyết định nới lỏng các quy định nhập cảnh theo yêu cầu của Nhật Bản, theo đó sẽ áp dụng thị thực nhập cảnh nhiều lần trong vòng một năm đối với giới doanh nhân từ Xứ sở Hoa anh đào.

Tại cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin khẳng định Myanmar sẽ nỗ lực hết sức nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực trong thời gian nước này giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN (2014), thông qua các biện pháp như củng cố luật pháp, tăng cường hơn nữa vai trò của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và kiềm chế các vụ thử tên lửa cũng như các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

Trước đó, một đồng minh của Nhật và là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nước Mỹ, cũng đã cải thiện mối quan hệ hợp tác với Myanmar bằng việc xây dựng một văn phòng ngoại thương của chính phủ Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á này.

Văn phòng ngoại thương sẽ có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ đầu tư kinh doanh vào một trong những thị trường đang nổi và tăng trưởng nhanh nhất châu Á này.

Một loạt các lĩnh vực như giao thông, điện, thăm dò khí, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp, hợp tác tiềm năng trong phát triển kinh tế, chống tham nhũng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và xây dựng Pháp Luật cạnh tranh của Myanmar sẽ được văn phòng này của Mỹ giúp đỡ.

Trung Quốc đang bị sa lầy

Hiện Mỹ và Nhật Bản đang không ngừng gia tăng sự đầu tư kinh tế và cải thiện mối quan hệ với quốc gia Đông Nam Á vốn được coi là “sân sau” của Trung Quốc này. Và ngược lại với sự gia tăng đầu tư từ Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc đang dần bị lấn sân.

Trong các năm trước đây, Trung Quốc luôn là nước đứng đầu về FDI vào Myanmar, tập trung vào năng lượng, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên nói chung - nguồn lực mà Myanmar rất giàu có nhưng trước đó chưa biết làm cách nào để khai thác.

Viễn thông Myanmar đang là một thị trường đầy tiềm năng và gần như chưa được khai thác Tuy nhiên, đầu tư một thị trường mới nổi với nền kinh tế đang chuyển đổi, không phải dự án nào vào Myanmar cũng thuận lợi và xu hướng thu hút đầu tư của nước này đã có những thay đổi đáng kể.

Theo WSJ, trong năm tài chính vừa qua, Trung Quốc đã giảm mạnh đầu tư vào Myanmar với FDI cam kết chỉ đạt 407 triệu USD, chưa bằng 1/10 so với con số 4,3 tỷ USD cam kết trong năm trước đó.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng sụt giảm nói trên được đánh giá là do Chính phủ Myanmar đã quyết định đình chỉ nhiều dự án đầu tư khai thác tài nguyên, năng lượng của các DN Trung Quốc.

Trong đó có dự án xây đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD ở một bang phía bắc của Myanmar - một dự án thủy điện trọng điểm với kế hoạch cung cấp 21 Gigawatts điện cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc do lo ngại ảnh hưởng tới môi trường. Hay như dự án khai thác mỏ đồng Letpadaung trị giá 1 tỷ USD…

Cho đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là một đối tác lớn của Myanmar với vị trí dẫn đầu về FDI và thương mại. Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào nhiều dự án trong số đó liên quan tới an ninh kinh tế và an ninh năng lượng như dự án đường ống dẫn dầu khí từ Côn Minh, Trung Quốc tới cảng Kyaukpyu của Myanmar trị giá hàng tỷ USD.

Trái ngược với Trung Quốc, vốn đầu tư của các DN Nhật vào Myanmar đã tăng hơn 10 lần trong khoảng thời gian cuối 2012 tới cuối 2013.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật