Xét xử vụ thầy giáo bị buộc tội tham ô 7,1 triệu đồng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm nay 24.6, thầy giáo Khanh phải ra trước vành móng ngựa, bất đắc dĩ đóng ’vai chính’ trong một vụ án mà nhiều người nhận xét là... bi hài.
Xét xử vụ thầy giáo bị buộc tội tham ô 7,1 triệu đồng
Thầy giáo Đặng Quốc Khanh (bên phải) và hồ sơ quy kết tội trạng mình
“Ba năm, tôi bị quy kết tham ô số tiền 7,1 triệu đồng. Tính ra tôi lập mưu tính kế để “biển thủ” chỉ hơn 6.000 đồng/ngày. Nghe chẳng ai tin. Nhưng tôi lại bị buộc tội. Tủi nhục không nói hết”, thầy giáo Đặng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận nói với phóng viên.
cáo trạng của viện KSND Thị xã Lagitruy tố ông Khanh tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo buộc, ông Khanh có hành vi lập chứng từ khống, rút tiền từ ngân sách Nhà nước để chi vào những khoản không đúng với quy định. Cụ thể, trong ba năm, thông qua việc trả thù lao cho giáo viên ở các lớp học, ông Khanh đã chi sai số tiền 7.140.000 đồng. Trước đó, thầy giáo Khanh đã bị kỉ luật và khai trừ Đảng.
Chuyện một thầy giáo “dính” vào lao lý với hơn 7,1 triệu đồng dư luận râm ran lâu nay. Nhiều người không tin là sự thật.
Theo ông Khanh, trung tâm dạy nghề Lagi là đơn vị sự nghiệp có thu, do UBND thị xã Lagi quản lý. Trong nhiều năm, trung tâm mở nhiều lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động ở địa phương. Trong đó có bốn lớp học dẫn đến lấn cấn và là mấu chốt của số tiền 7.140.000 đồng mà sau này ông bị quy kết là chi sai mục đích.
Theo hồ sơ vụ án chúng tôi tiếp cận được, khoảng năm 2009, lớp điện cơ – điện dân dụng khóa 1 được ông Khanh và giáo viên Nguyễn Xuân Thành giảng dạy. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, ông Thành không đáp ứng được chuyên môn, học viên phàn nàn.
Sau đó, 9 học viên bỏ lớp dẫn tới từ 25 người xuống còn 16 người. Do lớp học chỉ còn lại 16 học viên, trong khi quy định từ 18 học viên trở xuống thì chỉ cần một giáo viên giảng dạy. Ông Khanh đứng ra phụ trách lớp.
Theo quyết định 1034/QĐ-UBND ngày 14.4.2009 của UBND tỉnh Bình Thuận thì tiền chi cho giáo viên là 30.000 đồng/giờ thực hành và 35.000 đồng/giờ lí thuyết. Với 180 tiết lí thuyết và 420 giờ thực hành, số tiền phải trả cho hai người là gần 20 triệu đồng.
Theo ông Khanh, dù giảm xuống một giáo viên nhưng số tiết vẫn phải đảm bảo. Ông Khanh đã kham việc của cả hai người và giảm thù lao so với quy định xuống còn hơn 10 triệu đồng rồi trả ông Thành 7.140.000 đồng. Số tiền này, thực chất là thù lao của ông Khanh nhường lại cho ông Thành. Ông Thành nhận tiền ký tên vào phiếu thu chi.
Từ việc này, cơ quan điều tra quy buộc ông lập khống chứng từ để chi tiền sai nguyên tắc. “Nếu thật sự tham lam, tôi đã chi đủ 20 triệu đồng theo quy định” - ông Khanh nói - “Việc chi tiền cho ông Thành thực chất là nhường cơm sẻ áo trên thù lao của tôi. Chỉ vì sợ cơ quan dị nghị và cả nể, thương anh Thành tôi mới làm vậy.
Ông khẳng định đã chịu thiệt để tiết kiệm cho ngân sách. Không ngờ việc này bị tố cáo và rất nhanh chóng trở thành một vụ án Hình Sự nhiều người không thể ngờ tới. Khi cơ quan điều tra triệu tập, ông Thành khai mình chỉ nhận 2 triệu đồng, hơn năm triệu đồng còn lại, ông dành cho trung tâm.
Tại lớp lắp ráp và cài đặt máy vi tính, khóa 1, năm 2009, trung tâm bố trí cho ba giảng viên đảm trách. Một giáo viên do bận bịu công việc khác nên nhờ đồng nghiệp dạy thay. Do có tên trong bảng phân công, nên nữ giáo viên này vẫn ký nhận tiền rồi chuyển trả lại cho đồng nghiệp dạy thay 1.5 triệu đồng. Việc nhận tiền này cũng có đầy đủ giấy tờ.
Tại lớp may, một giáo viên cũng tham gia được một tuần nên trung tâm trả thù lao 500.000 đồng và cũng có đầy đủ chứng từ.
Cơ quan điều tra khởi tố vụ án và... cộng dồn tất cả những khoản tiền này vừa đủ 7.140.000 đồng để quy kết tội trạng ông Khanh.
Một vị hiệu trưởng trong vòng ba năm, ông Khanh phải “lôi kéo” chừng ấy người vào chỉ để “kiếm chác” hơn 7,1 triệu đồng (!).
Ông Khanh nói, cương vị của một hiệu trưởng trường nghề hàng trăm học sinh, nếu muốn “lách” kiếm tiền, thậm chí nhiều tiền, ông không thiếu cách. Nhiều năm gắn bó với trường, ông không ngờ nhận một trái đắng lớn đến như vậy.
“Tôi đi nhiều nơi kêu oan. Nhiều người nghe kể còn cười không tin. Điều đó càng làm tôi đau xót”-ông Khanh rưng rưng nói...
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật