Phiên xử ngày thứ 3: Tòa chưa thể kết luận bầu Kiên kinh doanh vàng trái phép

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong phiên xử sáng ngày 22/5, HĐXX tòa sơ thẩm tập trung làm rõ tội danh “kinh doanh trái phép” và “trốn thuế” của Nguyễn Đức Kiên và một số bị can. Đáng chú ý, cả HĐXX và nhiều cán bộ cơ quan nhà nước liên quan vẫn chưa thể kết luận việc kinh doanh vàng của bầu Kiên liệu có trái phép hay không.
Phiên xử ngày thứ 3: Tòa chưa thể kết luận bầu Kiên kinh doanh vàng trái phép
Bầu Kiên trong phiên xử ngày hôm nay. Ảnh: Dân Trí.

Theo cáo trạng viện KSND tối cao, từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, thông qua 6 công ty do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch HĐTV để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh. Bầu Kiên đã lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh trạng thái vàng trái phép với tổng số tiền trên 21.490 tỉ đồng. Bầu Kiên đã chỉ đạo Công ty Thiên Nam ký hợp đồng với Ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua, bán là 462.500 Ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị hơn 11,7 nghìn tỷ đồng. Kết quả kinh doanh trạng thái vàng ở nước ngoài và trong nước, Công ty Thiên Nam bị lỗ hơn 433 tỷ đồng. Số tiền này Ngân hàng ACB cho Công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015.

Trong phiên xử ngày hôm nay, đại diện của Ngân hàng nhà nước ông Đào Xuân Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối sau 2 lần triệu tập cũng đã có mặt. Ngoài ra tòa cũng đã triệu tậpUBCK Nhà nước, đại diện Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Sở KHĐT TP HCM, Tổng Cục thuế, Cục thuế Hà Nội, Ngân hàng ACB…

Tuy vậy, dù đã chất vấn nhiều bên như đại diện tổng cục thống kê, ngân hàng ACB hay vị đại diện Ngân hàng nhà nước vẫn không thể làm rõ về mức độ vi phạm của bầu Kiên.

Trong phần chất vấn đã rất nhiều lần bầu Kiên xin có ý kiến nhưng không được chủ tọa phiên tòa chấp nhận và khi được trả lời, bị cáo Kiên đã đưa ra nhiều lý luận để bác bỏ cáo buộc của VKSND. Điều 7 luật Doanh nghiệp quy định, DN có quyền kinh doanh mà Pháp Luật không cấm; điều 8 cho phép chủ động lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh; điều 26 luật Đầu tư cho phép nhà đầu tư thực hiện mua cổ phần, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác...”.

Đến đây, toà kết thúc phần thẩm vấn về kinh doanh trái phép, chuyển sang thẩm vấn tội Trốn thuế và bầu Kiên bị cách ly sang 1 phòng khác. Sau các ý kiến của đại diện cục thuế và cơ quan giám định thuộc Bộ tài chính, bầu Kiên được đưa vào xét hỏi tiếp.

Trong phần xét hỏi vợ và em gái bầu Kiên là bà Đặng Ngọc Lan và Nguyễn Thúy Hương khai nhận làm mọi việc ký nhận hợp đồng đều theo chỉ đạo của bầu Kiên. Đồng thời bà Lan cũng khẳng định mình hoàn toàn tin tưởng vào chồng và tin rằng chồng mình không làm gì sai trái.

Trong phiên xét xử chiều nay tòa đã tiến hành xét hỏi với nhiều bị can và các cá nhân liên quan.Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang đều khẳng định việc ủy thác gửi tiền của ACB là không sai. Ông Quang còn cho rằng, gửi tiền vượt trần là lỗi ở Vietinbank.

Phần xét hỏi Lý Xuân Hải đã khai nhận như sau: chủ trương đem ủy thác tiền gửi của ngân hàng ACB diễn ra vào khoảng tháng 22/3/2010. Khi đó, HĐQT ACB gồm 11 người trong đó ông Trần Xuân Giá là chủ tịch HĐQT đã có cuộc họp bàn tìm cách để ACB vượt qua thời điểm khó khăn của tình hình tài chính thời điểm đó.

Theo ông Hải, người điều hành các nhân viên đem tiền đi gửi là Nguyễn Văn Hoàng – kế toán trưởng của ACB. Ông Hải cũng cho rằng việc ủy thác tiền gửi này không vi phạm luật pháp vì thông tư 02 ra ngày 3/3/2011 quy định về trần lãi suất huy động nhưng không có quy định về việc người gửi tiền có quyền nhận các khoản thưởng, hoa hồng khuyến mại từ ngân hàng. ACB cũng không hạch toán các khoản này như tiền lãi.

Theo cáo trạng, từ tháng 6 – 9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng ủy thác số tiền hơn 718 tỉ đồng cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP.HCM, với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm và lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là 3,7 đến 13%/năm.Số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ Ngân hàng Viettinbank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, chiếm đoạt. Theo cơ quan điều tra, hiện Nguyễn Đức Kiên vẫn đang bị buộc tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5357
  1. Bầu Kiên: “Tôi sợ tim tôi không chịu được lâu”
  2. Bị cáo vụ bầu Kiên phân vân giữa việc kêu oan và xin giảm hình phạt
  3. “Bầu” Kiên không tin “bầu” Long tố cáo
  4. Vợ Nguyễn Đức Kiên ký hợp đồng vì hoàn toàn tin tưởng chồng
  5. Bầu Kiên: ‘Bản án 30 năm với người không có tội là rất dài’
  6. Vụ xử ‘bầu’ Kiên: Các bị cáo đồng loạt ‘xin’ án treo
  7. Phúc thẩm bầu Kiên: Một bị cáo ngất xỉu, phiên tòa bị gián đoạn
  8. Tòa bác một số yêu cầu của các luật sư bào chữa cho ‘Bầu’ Kiên
  9. Đang cập nhật: Bầu Kiên đến toà với 4 luật sư và lá đơn viết tay 118 trang
  10. Hôm nay xét xử phúc thẩm đại án ‘bầu’ Kiên
  11. Ngày mai, xét xử ‘bầu’ Kiên cùng đồng phạm
  12. VKS đề nghị phạt bầu Kiên 30 năm tù
  13. Vụ ‘bầu’ Kiên: Ông Phạm Trung Cang bị đề nghị 3 năm tù treo
  14. Ngày thứ bảy xét xử Bầu Kiên: Nguyễn Đức Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù
  15. Trực tiếp: Ngày thứ 4 xét xử vụ án ‘bầu’ Kiên và đồng phạm
  16. Bầu Kiên đưa lý lẽ chứng minh ‘không có tội’
  17. Bầu Kiên không nhận tội kinh doanh vàng trái phép
  18. Ngày mai bầu Kiên còn bị cùm chân trước vành móng ngựa hay không?
  19. Đại án Bầu Kiên: Chưa thể ấn định ngày mở lại phiên tòa
  20. Thêm 4 bị cáo trong vụ án “bầu” Kiên bị bắt giam để đảm bảo việc xét xử
  21. Nhìn lại hoạt động kinh doanh sai trái của bầu Kiên
Video và Bài nổi bật