Nước mắt và nỗi đau tột cùng của gia đình nạn nhân phà Sewol

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gia đình các nạn nhân xếp hàng lặng lẽ chờ để nhận dạng người thân của họ trong niềm đau đớn tột cùng.
Nước mắt và nỗi đau tột cùng của gia đình nạn nhân phà Sewol
Gia đình các nạn nhân đang hướng về địa điểm chìm phà và cầu nguyện cho người thân của mình được bình an (Ảnh: Reuters)

Một khoảnh khắc im lặng bao trùm bên trong chiếc lều mà lực lượng cứu hộ dựng lên để tiếp nhận th‌i th‌ể các nạn nhân xấu số trong thảm họa chìm phà Sewol, chờ người thân đến nhận dạng. Sau đó, những tiếng khóc trong đau đớn bắt đầu vỡ òa.

Thời điểm chiếc phà Sewol bị lật nghiêng và chìm dần trong sự tuyệt vọng của các nạn nhân (Ảnh: AFP)

Lời cầu cứu trong tuyệt vọng


Reuters cho biết, cuộc gọi đầu tiên từ chiếc phà Sewol gặp nạn và đang chìm dần là của một cậu bé với một giọng nói run rẩy và đang vô cùng hoảng sợ. Cuộc gọi này được thực hiện 3 phút sau khi chiếc phà định mệnh thực hiện lần quay đầu cuối cùng của nó.

Cậu bé đã thực hiện cuộc gọi khẩn cấp vào số điện thoại 119 của cơ quan cứu hỏa. 2 phút sau, cuộc gọi của cậu bé đã được chuyển đến lực lượng bảo vệ bờ biển. Một nhân viên cứu hỏa cho Reuters biết, tiếp sau cuộc gọi của cậu bé là khoảng 20 cuộc gọi khác của các học sinh có mặt trên con phà tới số điện thoại khẩn cấp của cơ quan cứu hỏa. 

Cậu bé thực hiện cuộc gọi đầu tiên có họ là Choi, hiện vẫn đang là một trong số những người mất tích. "Giọng cậu ấy run rẩy và có vẻ rất cấp bách", một nhân viên cứu hỏa nói với kênh truyền hình MBC. Phải mất một thời gian để các nhân viên cứu hỏa có thể xác định cuộc gọi được thực hiện từ trên chiếc phà Sewol.

"Hãy cứu chúng cháu. Chúng cháu đang ở trên một con tàu và cháu nghĩ rằng nó chìm dần", hãng thông tấn Yonhap dẫn lời cậu bé cầu cứu trong điện thoại.

Khi nhân viên cứu hỏa yêu cầu chuyển điện thoại cho thuyền trưởng, cậu bé đã hỏi lại "Có phải chú muốn gặp giáo viên?". Trong tiếng Hàn Quốc, từ "thuyền trưởng" và "giáo viên" có cách phát âm tương tự nhau.

Thuyền trưởng của con phà Sewol là Lee Joon-seok, 69 tuổi và các thành viên thủy thủ đoàn khác đã bị cơ quan chức năng bắt giữ với cáo buộc bất cẩn và ngộ sát. Ông Lee cũng bị buộc tội đã thực hiện việc chuyển lái phà quá đột ngột khiến nó bị nghiêng và chìm dần.

Các nhân chứng cho biết, một số thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có thuyền trưởng đã vội vã rời phà khi nó đang chìm dần, sau khi yêu cầu hành khách ở yên trong cabin của họ. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm 21/4 đã gọi sự hướng dẫn này đồng nghĩa với "hành động giết người".

4 thành viên thủy thủ đoàn của chiếc phà Sewol đã xuất hiện tại tòa ngày 22/4 và có một khoảng thời gian ngắn để trả lời câu hỏi của các phóng viên trước khi bị đưa lại nơi tạm giam. Một người trong số họ cho biết, thủy thủ đoàn đã cố gắng để tiếp cận và triển khai các xuồng cứu sinh nhưng không thể vì độ nghiêng của phà quá lớn. Chỉ có 2 trong 46 xuồng cứu sinh của phà Sewol được sử dụng.

Một người khác cho biết, đã có lỗi xảy ra khi chiếc phà thực hiện việc chuyển hướng, nhiều khả năng là do bánh lái đã bị hỏng. Trong khi đó, truyền thông Hàn Quốc cho rằng, việc con phà mất điện trong khoảng 36 giây cũng có thể là một nguyên nhân.

Trong khi đó, Đài truyền hình KBS của Hàn Quốc trích dẫn băng ghi âm cuộc đàm thoại giữa thành viên tổ lái của phà Sewol với Trung tâm dịch vụ Tàu biển tại Jindo cho thấy, các hành khách nhiều lần được được yêu cầu ở yên tại chỗ.

Nỗi đau tột cùng của gia đình các nạn nhân

AP cho biết, ngày 22/4, gia đình các nạn nhân tiếp tục xếp hàng để nhận diện th‌i th‌ể người thân đang bắt đầu phân hủy sau gần một tuần mắc kẹt trong con phà đắm.


"Mẹ sẽ sống thế nào nếu không có con?" một người phụ nữ kêu khóc khi rời khỏi căn lều trong khi một phụ nữ khác
cố gắng an ủi cô ấy. "Hãy mang con gái tôi trở lại!", người phụ nữ tiếp tục khóc và gọi tên con mình trong đau đớn.

Số người thiệt mạng trong thảm họa chìm phà Sewol ngoài khơi bờ biển phía Nam Hàn Quốc hôm 16/4 đã lên tới 121 người tính đến đêm 22/4. Trong khi đó, 181 người vẫn đang mất tích.

Các nạn nhân đa phần là học sinh trường Trung học Ansan, gần Seoul. Hơn 3/4 trong tổng số 323 học sinh đã chết hoặc vẫn đang mất tích, trong khi đó gần 2/3 trong tổng số 153 hành khách khác và thành viên thủy thủ đoàn trên phà Sewol đã được cứu sống.


Số người thiệt mạng được tìm thấy đã tăng lên nhanh chóng kể từ cuối tuần qua khi các thợ lặn phải vật lộn với dòng chảy mạnh và tầm nhìn hạn chế cuối cùng đã có thể vào được bên trong chiếc phà ngập nước.

Phát ngôn viên của lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp Koh Myung-seok cho biết, th‌i th‌ể các nạn nhân chủ yếu được tìm thấy trên tầng 3 và tầng 4 của chiếc phà - nơi nhiều hành khách có thể được yêu cầu tập trung tại đó. Nhiều học sinh đã được tìm thấy trong khoang hành khách trên tầng thứ tư, gần đuôi tàu, ông Koh cho biết.

Hôm 22/4, th‌i th‌ể các nạn nhân mới được tìm thấy đã được các nhân viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đưa từ thuyền lên một căn lều trên bến tàu của đảo Jindo.
Sau đó các th‌i th‌ể được đưa vào xe cứu thương chuyến đến hai căn lều: một cho nam giới và trẻ em trai, một cho phụ nữ và trẻ em gái. Gia đình các nạn nhân lặng lẽ đứng bên ngoài trong khi một quan chức thông báo tóm tắt về các th‌i th‌ể vừa được tìm thấy. Sau đó họ xếp hàng và lần lượt đi vào căn lều nơi chỉ có người thân được phép vào bên trong.

Hiện th‌i th‌ể các nạn nhân đang được nhận dạng bằng mắt thường, tuy nhiên các thành viên trong gia đình nạn nhân đã được yêu cầu cung cấp mẫu ADN trong trường hợp th‌i th‌ể bị phân hủy không thể nhận dạng được.

th‌i th‌ể các nạn nhân xấu số được chuyển vào bờ chờ thân nhân nhận dạng (Ảnh: Reuters)

Ngày 22/4 tại Ansan, đám tang đã được tổ chức cho hơn 10 thiếu niên thiệt mạng trong vụ chìm phà Sewol. Tại đây, một đài tưởng niệm tạm thời cũng đã được dựng lên và dự kiến hoàn thành vào ngày 23/4.

Trong khi đó, tại Phòng giáo dục của thành phố, cha mẹ học sinh đã công bố một bức thư cầu xin sự giúp đỡ nhiều hơn của chính phủ trong việc tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích. Bức thư cũng chỉ trích phương tiện truyền thông về những tin đồn sai sự thật cũng như kiên trì đeo bám để phỏng vấn đối với những đứa trẻ may mắn sống sót.

"Điều mà những đứa trẻ cần bây giờ là sự ổn định tối đa", Jang Dong-won - cha của một học sinh nữ được cứu sống cho biết.

Trên đảo Jindo, Lee Soo-ha - người có con trai hiện vẫn đang mất tích cho biết, những người làm cha mẹ như ông "cảm thấy như đang ngạt thở bởi không thể làm bất cứ điều gì để giúp đỡ con mình". Ông Lee cho rằng, chính phủ đã xử lý kém trong việc tìm kiếm và cứu hộ nhưng nói thêm, "chúng tôi không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác"

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5382
  1. Công ty vận hành Sewol từng phớt lờ cảnh báo về phà
  2. Người thân hành khách MH370 giam giữ nhân viên Malaysia Airlines
  3. Vụ chìm phà Sewol: số người thiệt mạng đã lên đến 185
  4. Hàn Quốc thừa nhận trao nhầm thi thể nạn nhân đắm phà
  5. Nam sinh gọi cấp cứu từ phà Sewol có thể được phong liệt sĩ
  6. Vụ chìm tàu Sewol: Thi thể 48 nữ sinh trong 1 phòng
  7. Thân nhân hành khách MH370 cắm trại gần ĐSQ Malaysia
  8. Vụ chìm tàu Hàn Quốc: 3 quan chức bị bắt ngồi ngoài bờ biển
  9. Tìm thấy thi thể con trai cô dâu Việt mất tích trên phà Sewol
  10. Phà Sewol: Tang thương trong ngày đầu đến trường
  11. Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo 2 tàu Triều Tiên xâm phạm hải phận
  12. Cụ ông suy sụp khi vợ mất tích
  13. Vụ đắm phà Sewol: Dốc toàn lực tìm hơn 100 người mất tích
  14. Thuyền viên phà Sewol nói được ra lệnh bỏ phà
  15. Nguy hiểm sức khỏe rình rập các thợ lặn Hàn Quốc
  16. Người nhà nạn nhân tàu đắm ở Hàn Quốc nhận nhầm thi thể
  17. Đau đớn cảnh hai thi thể học sinh được buộc vào nhau bằng dây phao cứu sinh
  18. Người Hàn Quốc nuôi hy vọng bằng dải ruy băng vàng
  19. Số người chết trong thảm họa chìm phà Sewol tăng lên 171
  20. Ám ảnh đeo bám người sống sót trong vụ chìm phà
  21. Hàn Quốc điều tra những đồn thổi về vụ chìm phà Sewol
  22. Hàn Quốc điều tra 10 doanh nghiệp liên quan tới công ty điều hành phà Sewol
Video và Bài nổi bật