Với nhiều căn nhà gỗ khang trang, làng Phép Lạ nằm sâu trong khu vực đầy cây cối xanh tươi của vùng nam Florida. Một nửa cư dân là những người đã bị kết tội, thường đã chịu án tù vì nhiều tội liên quan tìnּh dụּc, như xem phim ảnh khiּêu dâּm trẻ em, lạm dụng chính con mình… Họ có thể là giáo viên, mục sư, huấn luyện viên thể thao đã lạm dụng trẻ nhỏ hồi còn làm việc. Một số khác bị kết án vì quan hệ với bạn gái chưa đến tuổi trưởng thành.
Cấm cửa
Theo luật của bang Florida, tội phạm tìnּh dụּc phải sống ngoài bán kính 300m của trường học, trung tâm trông giữ trẻ, công viên, sân chơi… Các thành phố và nhiều khu vực mở rộng giới hạn quy định lên 700m. Một số nơi như bể bơi, trạm dừng xe buýt, thư viện… cũng nằm trong danh mục “cấm cửa” đối với tội phạm tìnּh dụּc. Vì thế, họ buộc phải tránh xa những khu vực đông dân cư.
Đây là nơi rất yên bình, không ai làm phiền ai… Điều thiếu vắng duy nhất ở đây là bọn trẻ. Xe buýt đưa đón trẻ em không còn đến đây nữa. Cư dân làng Phép lạ Edgar Walford |
Luật của bang Florida khiến làng Phép Lạ trở thành lựa chọn hấp dẫn. Khi thấy tội phạm tìnּh dụּc gặp nhiều khó khăn khi tìm nơi ở, mục sư dick Witherow lập nên ngôi làng vào năm 2009. Cố mục sư Witherow từng làm việc tại tổ chức cứu hộ thảm họa và cứu trợ nhân đạo quốc tế Matthew 25 Ministries.
Dù cư dân có thể đi bất kỳ đâu vào ban ngày, nhưng đến tối là họ phải có mặt tại đúng địa chỉ của mình theo quy định của làng. Ngày nào làng Phép Lạ cũng nhận được đơn xin cư trú. “Mỗi tuần chúng tôi nhận được 10-20 lá đơn”, Jerry Youmans, điều phối viên của tổ chức Matthew 25 Ministries và cũng là một tội phạm tìnּh dụּc đang sống trong ngôi làng, cho biết.
“Chúng tôi tránh nhận những người có lịch sử B.L hoặc sử dụng ma túy, hoặc những đối tượng được chẩn đoán dễ bị kích thích tìnּh dụּc trước trẻ em. Chúng tôi muốn bảo vệ những người ở đây”, Youmans nói.
Ông Edgar Walford chuyển từ Jamaica đến đây ở cách đây 10 năm, khi nơi này còn được gọi là hồ Pelican và là nhà của những người làm nghề chặt mía trên cánh đồng xa ngút tầm mắt. Giờ đã nghỉ hưu, ông Walford hằng ngày vẫn chăm bón khu vườn sắn, khoai lang và chuối rất rộng để bán cho hàng xóm.
“Đây là nơi rất yên bình, không ai làm phiền ai. Họ cũng là những người tốt. Tôi kết bạn với nhiều người. Điều thiếu vắng duy nhất ở đây là bọn trẻ. Xe buýt đưa đón trẻ em không còn đến đây nữa”, ông Walford kể.
“Tôi không phải là quái vật”
Trong thực tế, vẫn còn vài trẻ em đang sống ở làng Phép Lạ, vì luật Florida không cấm tội phạm tìnּh dụּc sống cùng khu vực với trẻ em, cho dù họ có thể bị cấm tiếp xúc với chúng.
Christopher Dawson đang sống ở làng Phép Lạ sau khi bị kết tội quan hệ tìnּh dụּc với trẻ em. Ảnh: BBC. |
Christopher Dawson, 22 tuổi, là tội phạm tìnּh dụּc bị cấm nói chuyện với bất kỳ ai dưới 18 tuổi. Dawson kể rằng, hồi 19 tuổi, anh ta có quan hệ tìnּh dụּc đồng thuận với bé gái 14 tuổi vì nghĩ rằng cô bé đã trưởng thành. “Tôi biết cô ấy được một năm thì chúng tôi hẹn hò. Bố mẹ cô ấy đã kiện tôi và tôi bị quản thúc tại gia 2 năm và quản chế 8 năm”, Dawson kể.
Vì vi phạm các điều khoản quản chế khi nói chuyện với em trai của một người bạn, Dawson phải ngồi tù 4 tháng. Thẩm phán yêu cầu anh ta phải chuyển đến làng Phép Lạ hoặc “bóc lịch” lâu hơn. “Tôi rất buồn khi phải xa bố mẹ, nhưng ở đây tôi cũng cảm thấy an toàn như ở nhà. Tôi yêu mọi người. Cho dù bị coi là tội phạm tìnּh dụּc, nhưng tôi không phải là quái vật. Tôi đã phạm sai lầm và đang phải đối mặt với hậu quả”, Dawson tâm sự.
Là người có năng khiếu âm nhạc, Dawson chơi trống trong ban nhạc tại nhà thờ ở làng Phép Lạ, nơi tổ chức những hoạt động giúp đỡ tội phạm tìnּh dụּc làm lại cuộc đời với các khóa học kiểm soát cơn tức giận và học Kinh thánh. Và, theo một quy định quản chế, hầu hết những người ở đây đều phải tham gia chương trình điều trị tâm lý. Một số người còn tìm được việc làm ngay tại thị trấn. Với những vườn cây xanh tốt và những vườn cỏ được cắt tỉa gọn gàng, ngôi làng thanh bình này khiến nhiều người dễ quên đi rằng đây là nơi ở của một số người từng phạm nhiều tội nghiêm trọng.
Phép lạ hay ác mộng?
Nhưng việc có quá nhiều hàng xóm là tội phạm tìnּh dụּc khiến không ít người dân địa phương lo lắng. Chị Kathy từng bị gí dao vào cổ và cưỡng bức hồi niên thiếu. Vài thập kỷ đã qua nhưng chị vẫn chưa quên trải nghiệm kinh khủng đó. Vì thế, chị không hề có ấn tượng tốt đẹp gì với làng Phép Lạ. “Tôi chẳng nghĩ rằng nó là điều thần kỳ. Có lẽ nó đúng với các tội phạm tìnּh dụּc, nhưng với tôi thì chỉ giống như cơn ác mộng”, chị nói.
Hệ thống cảnh báo NY-Alert của bang New York (Hãy giữ gia đình bạn an toàn trước tội phạm tìnּh dụּc) cung cấp miễn phí cho người dân những thông tin cập nhật về việc “yêu râu xanh” chuyển đến hoặc rời khỏi khu dân cư. Ảnh: New York Senate. |
Ông Colin Walkes, Thị trưởng thành phố Pahokee ở bang Florida, cho rằng, người dân trong và ngoài làng Phép Lạ đang quen dần với việc có những người hàng xóm không bình thường.
“Tôi biết lúc đầu rất nhiều người dân phản đối, vì họ chỉ muốn bảo vệ tài sản quý giá nhất là bọn trẻ. Nhưng mọi thứ đang tốt dần lên, và đây là nơi tạo cơ hội thứ hai, thứ ba cho những người phạm lỗi lầm. Nếu việc thực thi Pháp Luật được làm tốt và không có vấn đề gì xảy ra thì cộng đồng sẽ chấp nhận họ”, ông Walkes nói.
Đến nay, người ta vẫn còn tranh cãi về việc liệu tách biệt “yêu râu xanh” có giúp cộng đồng an toàn hơn hay không. Những người phản đối cho rằng, chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy tỷ lệ tái phạm thấp hơn ở những người phạm tội tìnּh dụּc phải sống xa các điểm đông người như trường học. Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng, nếu để những đối tượng này sống gần khu vực có trẻ em thì nguy cơ phạm tội sẽ cao hơn.
Đối với nhiều người đang sống ở làng Thần Kỳ, họ chọn nơi đó vì không thể tìm thấy bất kỳ chỗ nào ở Florida phù hợp với quy định của Pháp Luật, và nhiều người trong số họ đã coi đây là nhà.
Tính đến tháng 4/2013, Mỹ có 747.408 tội phạm tìnּh dụּc đã đăng ký và người dân được tiếp cận cơ sở dữ liệu về họ. Những đối tượng ở mức độ nguy hiểm nhất phải đăng ký suốt đời, còn những người phạm tội ở mức nhẹ chỉ phải đăng ký trong thời gian nhất định. Một nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1983-2010 trên tất cả 50 bang của Mỹ cho thấy tỷ lệ tái phạm của các “yêu râu xanh” là gần 9%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tái phạm của các loại tội phạm khác là 42%.