EC đưa ra lời cảnh báo trên khi cuối tháng trước, các nhà chức trách Tây Ban Nha đã tăng cường kiểm tra người và phương tiện qua lại biên giới giữa Tây Ban Nha và Gibraltar khiến giao thông bị tắc nghẽn gần 6 giờ, ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân thường xuyên đi lại qua đây.
Hơn nữa, trong trả lời phỏng vấn báo ABC của Tây Ban Nha số ra ngày 4/8, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Manuel Garcia-Margallo cho biết nước này đang xem xét khả năng áp dụng thu phí 50 euro đối với những người đi lại qua biên giới với Gibraltar.
Tuyên bố của EC cho biết Gibraltar không thuộc khu vực miễn thị thực Schengen, do đó Tây Ban Nha "có nghĩa vụ tiến hành kiểm tra người và hàng hóa," tuy nhiên việc này phải tuân thủ các quy định của EU.
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron và Ngoại trưởng William Hague đều bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình này, cho rằng các bất đồng giữa Tây Ban Nha và Anh về vấn đề Gibraltar cần được giải quyết bằng các biện pháp chính trị giữa hai nước với tư cách là thành viên EU, không phải bằng các biện pháp "không cân xứng."
Các nhà lãnh đạo Anh cũng khẳng định chính phủ nước này sẽ thực hiện các cam kết về hiến pháp đối với người dân Gibraltar và sẽ không nhượng bộ về vấn đề chủ quyền, đồng thời yêu cầu Tây Ban Nha giải thích về những biện pháp mới nhằm vào Gibraltar.
Trong một động thái liên quan, các cố vấn cao cấp của Chính phủ Anh ngày 5/8 cho biết họ đang nghiên cứu khía cạnh pháp lý để có thể kiện Tây Ban Nha ra các tòa án châu Âu vì cho rằng các hành động của Tây Ban Nha vi phạm quy định của EU về tự do đi lại.
Ngoài ra, các quan chức này cho rằng Tây Ban Nha đang vi phạm quy định cấm các nước thành viên EU đối xử với các quốc gia khác một cách không tương xứng.
Gibraltar có diện tích 6,8km2, với khoảng 30.000 dân, nằm án ngữ ngay lối vào Địa Trung Hải duy nhất từ Đại Tây Dương. Tuy Anh và Tây Ban Nha đã có thỏa thuận chia sẻ chủ quyền vùng đất này, thêm vào đó người dân Gibraltar cũng phản đối việc Gibraltar trở về Tây Ban Nha trong hai cuộc trưng cầu ý dân năm 1967 và 2002, nhưng Tây Ban Nha được cho là vẫn gây áp lực để kiểm soát vùng lãnh thổ này
EC lên tiếng cảnh báo Tây Ban Nha về vụ Gibraltar
Ủy ban châu Âu (EC) vừa lên tiếng cảnh báo Tây Ban Nha phải “tuân thủ đầy đủ quy định của Liên minh châu Âu (EU) và đảm bảo sự cân xứng“ khi tiến hành kiểm tra người và phương tiện qua lại biên giới với Gibraltar - vùng lãnh thổ từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, sau đó do Anh kiểm soát từ năm 1713.