Nguyên nhân nào khiến người mẹ và hai con trai phạm tội giết người?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khoảng 15g cùng ngày, anh Trần Văn Đát và chị Trần Thị Bé Tám là cháu ruột của ông Chiển đến chơi thì phát hiện ông Chiển đã chết, trên người nạn nhân có nhiều vết bầm tím và ở cổ có vết hằn sâu nên đã trình báo chính quyền địa phương.
Nguyên nhân nào khiến người mẹ và hai con trai phạm tội giết người?
Ba mẹ con bị cáo Lùng trước vành móng ngựa.

Vì đâu nên nỗi...

nạn nhân trong vụ án chính là người chồng, người cha, trụ cột chính trong gia đình, còn thủ phạm là vợ và hai đứa con trai. Theo hồ sơ vụ án, ông Trần Chiển, SN 1955 và bà Nguyễn Thị Lùng, SN 1960, trú tại xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, kết hôn đã hơn 20 năm và có với nhau 5 mặt con, 3 gái và 2 trai. Trước đây, cuộc sống gia đình vốn rất hạnh phúc. Tuy nhiên, những dấu hiệu rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện khi người con út ra đời, ông Chiển bỗng sinh tật nhậu nhẹt bê tha, lại còn "ôm" máu gia trưởng. Bà Lùng cho biết: "Ban đầu, ông Chiển thường xuyên say xỉn rồi sau đó thay tính đổi nết, ngày càng độc đoán, nắm hết tiền bạc, ngược đãi, đánh chửi vợ con. Không những thế, ông còn bỏ bê việc nhà, mấy công ruộng bỏ hoang, suốt ngày chỉ lo tụ tập... Nguồn sống của gia đình chỉ nhờ làm thuê, mẹ con tôi khổ quá, ráng nhịn nhục mong ông sửa đổi nhưng ông càng ghét bỏ".

Được biết, vào năm 2006, ông Chiển bắt đầu tham gia sinh hoạt đạo trái Pháp Luật cùng với một số người khác đến từ các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng tại nhà bà Diệp Thị Sóc ở ấp Xoài Thum, xã Ngãi Xuyên. Bà Sóc là đối tượng đã từng trốn đi nước ngoài trái phép và bị bắt buộc hồi hương, tự xưng "mục sư". Sau khi theo cái gọi là "đạo của bà Sóc", ông Chiển đã tích cực tổ chức sinh hoạt và lôi kéo người dân ở Trà Cú, ép buộc vợ, con theo đạo. Năm 2008, ông Chiển tổ chức họp nhóm trái Pháp Luật tại nhà riêng của mình với 20 người từ nơi khác đến. Dù không đồng thuận, vợ con ông Chiển cũng không dám phản đối. Chính quyền địa phương đã giáo dục, can ngăn nhưng ông vẫn tiếp tục vi phạm. Năm 2008, ông Chiển dùng cây đèn dầu đập vào mặt vợ gây thương tích, phải điều trị ở BV. Còn đối với hàng xóm, ông ngày càng xa cách và bất chấp những lời khuyên răn, phản đối hoạt động tôn giáo trái Pháp Luật của ông.

Ngày 31-7-2011, từ mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc, bà Lùng trách ông Chiển, không lo cho vợ con, gia đình. Còn ông Chiển thì nói bà Lùng và các con là "ma quỉ", rồi đuổi vợ và hai người con trai là Trần Qui Liêm, SN 1991 và Trần Út Huy, SN 1996 ra khỏi nhà khiến ba mẹ con  phải đến nhà bà Diệp Thị Sửu (mẹ bà Lùng) để nương nhờ. Sáng 15-8-2011, Nguyễn Thị Lùng, Trần Út Huy, Trần Qui Liêm trở về nhà hỏi ông Chiển hái dừa bán nhưng ông Chiển không cho mà hăm dọa: "Thằng nào hái dừa tao chém chết". Thấy vậy, Lùng vẫn kêu Liêm và Huy ra liếp hái dừa. Ông Chiển từ trong nhà cầm dao rượt đuổi Lùng thì Lùng vừa chạy vừa la lên: "Tụi mày đánh ông ý cho tao, chết tao ở tù cho". Nghe vậy, Liêm và Huy nhặt những trái dừa rụng ném ông Chiển, ông Chiển cũng ném lại. Huy nhặt đoạn tre khô cạnh hàng rào chạy đến đánh vào người và tay ông Chiển, Liêm nhặt một đoạn tre dưới mương đánh thì bị gãy một đoạn. Ông Chiển bị Huy đánh trúng tay phải liền làm rơi dao, quay người lại chụp đoạn tre của Huy bị Huy đẩy ra nên ông chạy lên nhà trước, khom người định lấy dao trên vách lá thì bị Huy đẩy ngã xuống đất, Lùng nhặt đoạn tre ngoài sân đánh ông Chiển. 

Thấy ông Chiển không còn cử động, Huy buông ông Chiển xuống và ra nhà sau uống nước, dặn Liêm nếu có ai hỏi thì nói ông Chiển bị tai biến chết.


Được xem xét giảm nhẹ hình phạt


Khoảng 15g cùng ngày, anh Trần Văn Đát và chị Trần Thị Bé Tám là cháu ruột của ông Chiển đến chơi thì phát hiện ông Chiển đã chết, trên người nạn nhân có nhiều vết bầm tím và ở cổ có vết hằn sâu nên đã trình báo chính quyền địa phương. Qua khám nghiệm t‌ử th‌i, CA tỉnh Trà Vinh kết luận: Vết thương vùng cổ gây bít tắc đường hô hấp để lại trên người Trần Chiển phù hợp với hung khí là đoạn dây dù gửi đi giám định. hung thủ của vụ án nhanh chóng bị phát giác. Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Lùng chỉ biết cúi đầu nhận tội. Hai bị cáo còn lại là Trần Qui Liêm và Trần Út Huy, khi gây án chưa đầy 16 tuổi, khai  mình do quá nóng nảy không làm chủ được bản thân nên đã gây ra cái chết cho cha. Xuất phát từ mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình, các bị cáo Lùng, Huy, Liêm không tìm cách giải quyết để gia đình hòa thuận, mà các bị cáo đã đi ngược lại nguyện vọng trên, thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với bị cáo Nguyễn Thị Lùng, khi xảy ra mâu thuẫn cự cãi trong nội bộ gia đình phải trình báo chính quyền địa phương tìm cách giải quyết, ngược lại, bị cáo đã xúi giục, giúp sức các con thực hiện hành vi giết chồng, giết cha, xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người được Pháp Luật bảo vệ. Sau khi phạm tội đã đưa ra thông tin giả về cái chết của người bị hại để che giấu hành vi phạm tội.

bị cáo Lùng biết rõ bị cáo Huy là người chưa thành niên nhưng vẫn ra sức kích động, xúi giục bị cáo Huy phạm tội, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm Hình Sự. Đối với bị cáo Liêm, sau khi nghe theo lời xúi giục của mẹ, bị cáo Liêm đã cùng với em ruột là bị cáo Huy dùng đoạn tre đánh cha, sau đó kêu mẹ lấy dây dù và trực tiếp xiết cổ cha mình đến chết, thể hiện sự xem thường Pháp Luật và tính mạng con người, sự suy đồi về đạo đức, lối sống. Riêng đối với bị cáo Trần Út Huy, trong vụ án này đóng vai trò quyết liệt, sau khi tiếp nhận sự kích động, xúi giục của bị cáo Lùng đã trực tiếp chủ động phạm tội.

Dựa vào những cáo buộc trên, đồng thời hội đồng xét xử cũng nhận thấy, trong vụ án trên lỗi cũng có một phần từ bị hại nên đã áp dụng những tình tiết giảm nhẹ và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Lùng 9 năm tù, bị cáo Trần Qui Liêm 14 năm tù và bị cáo Trần Út Huy 5 năm tù giam cùng về tội Giết người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật