Nựng nịu con là đặc quyền của các ông bố, bà mẹ. Đó cũng là cách để bố mẹ chuyển tải tình yêu đến thiên thần nhỏ của mình. Thế nhưng, nhiều người lại có kiểu chơi với con rất nguy hiểm.
Theo kết quả khảo sát, 7/10 bà mẹ đã từng hôn chּỗ kíּn của con. Trong đó, có đến 4-5 người nựng con theo kiểu lạ lùng trên ít nhất là một lần/ngày. Trước câu hỏi: “Vì sao chị hay cưng con theo kiểu ấy?”, các bà mẹ giải thích: “Khi được hôn chּỗ kíּn, bé có vẻ thích thú và thường toét miệng cười rất dễ thương”. Xuất phát từ cảm nhận chủ quan đó, nhiều bà mẹ khi chơi đùa với con thường dùng cách trên mà không ý thức được tác hại của nó.
1001 kiểu nựng con kỳ lạ
Lúc con còn ẵm ngửa, nhiều bà mẹ thường tranh thủ hôn vùng mông của con sau khi tắm, thoa phấn. Việc hôn, nghịch vùng bẹn của bé thường gặp chủ yếu ở những bà mẹ có con trai. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể xuất phát từ sự hãnh diện vì sinh được quý tử cho gia đình, một phần vì cơ quan sinּh dụּc ngoài của bé trai có phần sạch sẽ hơn của bé gái. Khi trẻ lớn hơn một chút, các bà mẹ lại có những kiểu cưng con độc đáo hơn nhiều.
Chẳng hạn như chị Thu Hương, mẹ Bim. Chị có thói quen tuột quần con trước cả nhà để “kiểm tra còn hay mất”. Lúc đầu, cậu bé 2 tuổi còn e then lấy tay che phần cơ thể vừa bị lộ, nhưng thấy mọi người có vẻ tán thưởng, bé dần trở nên dạn dĩ hơn. Không chỉ cười nắc nẻ, Bim còn hứng chí chạy một vòng quanh nhà, ngực ưỡn ra, một tay bé vung vẩy dươּng vậּt như thể người ta thúc cương ngựa.
Không giống Bim, bé Nghé, con chị Hòa ở Q. 8, TP HCM, lại được mẹ cưng theo kiểu khác. Mỗi lần đi làm về chị đều không quên kéo con vào lòng để hôn. Việc âu yếm con sẽ không bao giờ kết thúc nếu chị không nựng nịu “cục cưng” của con. Chẳng bao giờ chị Tâm chán việc vuốt ve, cắn yêu “cậּu nhּỏ” của con, cu Nghé lại càng thích thú hơn. Lần nào, nó cũng cười giòn tan, mỗi lúc lại cười lớn hơn khiến chị càng không muốn dừng lại.
Thói quen nghịch vùnּg kíּn của con rất nguy hiểm khi con tới tuổi dậy thì (Ảnh minh họa)
Nghịch chּỗ kíּn của con quan điểm Đông, Tây
Ở các nước phát triển, việc đó bị xem là hành vi xâּm hạּi tìnּh dụּc trẻ em, có thể khiến bố mẹ trẻ gặp rắc rối với Pháp Luật. Lập luận của các nước phương Tây là hành động đó cho thấy sự thiếu tôn trọng của người lớn đối với trẻ. Quan trọng hơn, nó ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính, tâm lý của các bé sau này. Nhưng trong nếp nghĩ của người Việt Nam, chuyện tuột quần để kín chּỗ kíּn của con lại được coi là biểu hiện của tình yêu, là điều bình thường.
Thực tế, khi được 1-2 tuổi, trẻ đã có thể quan sát, ý thức được cấu trúc hình thể của mình. Đến sau 3 tuổi bắt đầu ý thức về “chỗ đó”. Nhưng nó cũng chỉ dừng lại ở việc tò mò theo sự phát triển tâm lý của trẻ. Do đó, phần đông các bậc cha mẹ đều cho rằng việc nghịch yêu bộ phận sinּh dụּc của trẻ không có tác hại vì chúng còn quá nhỏ, chẳng biết gì.
Thế nhưng, ít ai biết rằng chính kiểu cưng con này lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc mà nạn nhân trực tiếp của nó chính là con cái họ.
Những hậu quả nhãn tiền
Khi bộ phận vùnּg kíּn bị đụng chạm thường xuyên, nó sẽ không còn là vùng cấm địa, là vùng nhạy cảm nữa. Điều đó rất nguy hiểm vì khi người lạ xâm phạm, trẻ sẽ không biết rằng mình đang bị quấּy rốּi. Chính sự ngây thơ đó vô tình biến trẻ thành món đồ chơi dễ bảo của kẻ xấu.
Tùng Lâm là nam sinh lớp 11, hiền lành dáng vẻ thư sinh. Từ nhỏ đến giờ, mẹ Lâm chưa từng phải lo lắng về cậu con trai mình. Một lần, khi về nhà lấy tập hồ sơ bỏ quên, chị bắt gặp Lâm đang ngồi trò chuyện với một thanh niên lạ mặt ở phòng khách. Qua khe cửa khép hờ, chị choáng váng khi phát hiện cậu thanh niên kia đang thân mật quá mức với con trai mình. Một tay vuốt má, tay kia của cậu ta đang ngọ nguậy ở đũng quần của Lâm. Lâm chẳng phản ứng gì. Câu không có vẻ hưởng ứng cũng chẳng phản kháng. Khi mẹ đẩy cửa bước vào, sắc mặt Lâm hoàn toàn bình thản. Lâm chí sửng sốt sau khi nhận cái tát như trời giáng của mẹ: “Đồ hư hỏng, mày đang làm cái trò gì đó hả con?”
Câu trả lời của Lâm khiến chị sững người “Sao mẹ lại đánh con? Chẳng phải lúc trước mẹ cũng thường xuyên làm như vậy với con sao? Con thấy có gì khác đâu?” Theo lời kể của Lâm, cậu gặp người thanh niên đó ở hồ bơi công cộng. Chính anh ta đã chủ động làm quen với Lâm.
Dù được cảnh báo người thanh niên đó là gay nhưng Lâm bảo cậu ta rất tốt với cậu, chưa hề có hành động gì quá đáng, chỉ những cái vuốt ve mà ở nhà mẹ vẫn thường dành cho Lâm. Khi bình tâm lại, chị mới thấy điều con nói hoàn toàn không sai. Chính hành động yêu con sai lầm của mình đã đẩy Lâm đến tình trạng ngày hôm nay.
Nhiều bé gái và một số thiếu nữ trẻ không ý thức được việc bảo vệ mình trước ý đồ của kẻ xấu cũng vì lý do tương tự. Những sự đụng chạm vô ý vào ngực, bẹn khi này chẳng khác nào việc vuốt tay hay vuốt tóc.
Một số thậm chí còn không nhận ra mình đã trở thành nạn nhân của trò lạm dụng tìnּh dụּc. Những câu trả lời ngây thơ của các nạn nhân nhỏ tuổi này khiến người ta không khỏi xót xa: “Con không thích khi bị làm như vậy, nhưng con nghĩ chuyện đó cũng chẳng có gì”.
Cần hướng dẫn con biết cách bảo vệ chính mình trước những nguy hiểm rình rập (Ảnh minh họa)
Trường hợp của Tiến Hùng lại khác, việc thường xuyên bị lột truּồng lúc nhỏ đã trở thành nhu cầu thường trực của cậu bé khi trưởng thành. Hùng lớn lên cùng với nỗi ám ảnh phải khoe của quý của mình ra cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. Hùng cho rằng bằng cách đó, mọi người sẽ thích thú và yêu quý cậu như bố mẹ và người thân trong gia đình. Việc người lớn hôn hít, vuốt ve cơ quan sinּh dụּc ngoài của trẻ cũng vô tình khiến các bé trở thành nạn nhân của chính mình khi lớn lên. Đó là lý do dẫn đến tình trạng thּủ dâּm đang gia tăng ở mức độ báo động ở thanh thiếu niên hiện nay.
Không kể đến các yếu tố khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, nội tiết... thּủ dâּm nhiều có thể dẫn đến chứng liệt dương, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai. Việc thּủ dâּm không vệ sinh cũng dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường sinּh dụּc, tuột hay xây xát bao quy đầu ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống sau này...
Ngoài ra, thּủ dâּm thường xuyên còn tác động tiêu cực cả về tâm lý và xã hội của một cá nhân. Ảnh hưởng của việc nghiện thּủ dâּm không chỉ dùng lại ở đối tượng trẻ trai. Nó cũng có tác động không nhỏ lên các bé gái.
Khi khát khao tăng cao và trở thành nhu cầu thường trực, trẻ gái khi trưởng thành dễ biến mình thành những nạn nhân tự nguyện, dễ dãi, sẵn sàng cho không biếu không, cốt chỉ để giải tỏa ngọn lửa dụּc vọnּg bên trong.
Trẻ cũng cần được cư xử như một người lớn
Không phải bé nào cũng thích thú với kiểu yêu kỳ lạ của người lớn. Một số trẻ sớm có ý thức và biết mặc cảm, xấu hổ trước hành động của bố mẹ. Đó là trường hợp của Hữu Tiến. “Lúc nhỏ mẹ thường nựng nịu em theo kiểu ấy. Bây giờ, thỉnh thoảng mẹ vẫn làm như vậy. Nhiều khi mẹ làm em ngượng chín, nhưng em không dám nói. Bây giờ, ngoài cách tránh gặp mẹ, em chẳng còn biết phải làm gì khác”. Theo chuyên viên tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn, công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt: “Dù yêu con, bố mẹ không nên vuốt ve, hôn chּỗ kíּn của con, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu nhận thức về cơ quan sinּh dụּc”.
Cùng với thời gian, sự quan tâm của trẻ đối với vấn đề tìnּh dụּc càng tăng, nhất là ở độ tuổi dậy thì. Thông thường, ở độ tuổi 7-8, trẻ bắt đầu để ý đến lĩnh vực nhạy cảm này. 13-15 tuổi, trẻ làm quen với những rung động đầu đời. Đừng nghĩ con còn nhỏ mà bố mẹ có thể vô tư đụng vào bộ phận nhạy cảm của bé. Nhiều bé gái chỉ mới 5-6 tuổi đã biết xấu hổ và không muốn cho bố tắm. Tương tự, một số bé trai cũng đòi tự tắm chứ không chịu để mẹ tắm như khi còn nhỏ.
Ở lứa tuổi này, bố mẹ cần dạy con biết cách tự giữ vệ sinh bộ phận kín. Trong trường hợp tắm rửa cho con, bố mẹ nên bố trí sao để bố tắm cho con trai và mẹ tắm cho con gái. Khi tắm rửa đến chּỗ kíּn của bé, bố mẹ nên làm nhanh tay và đánh lạc hướng sự chú ý của bé bằng những câu chuyện vui.
Một cách khác có thể giúp hạn chế việc tò mò không đúng chỗ của con là cho bé mặc quần dài, bỏ áo trong quần. Cách này sẽ hạn chế được những lúc bé rảnh tay, ngồi nghịch chּỗ kíּn. Nếu ngại đề cập đến chuyện giới tính với con, ít nhất, bố mẹ phải giúp trẻ biết đâu là khu vực bất khả xâm phạm trên cơ thể. Như vậy, trẻ mới tự bảo vệ được trước những nguy cơ rình rập ngoài xã hội.