Hỗ trợ bệnh nhân nghèo-Việc thiện chứ không phải chính sách

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Như làm từ thiện, bệnh viện chỉ có thể giảm, miễn viện phí cho từng người nghèo cụ thể. Chỉ có bảo hiểm y tế mới là chính sách lâu dài cho bệnh nhân. Thậm chí, bảo hiểm y tế còn có thể đầu tư để phát triển bệnh viện.
Hỗ trợ bệnh nhân nghèo-Việc thiện chứ không phải chính sách
Ảnh minh họa

PV TS đã trao đổi ngắn với BS. Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc BV Bình Dân, một bệnh viện chuyên về ngoại khoa lớn nhất ở TP.HCM và cả khu vực phía Nam, xung quanh vấn đề tăng viện phí và những hiệu ứng của nó.

Trước đây, ngày 24/4/1989, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 45/HĐBT về việc thu một phần viện phí y tế. viện phí gồm các khoản tiền khám bệnh, tiền giường nằm điều trị, điều dưỡng, tiền thuốc, tiền máu, tiền xét nghiệm, tiền phim X-quang và một số dịch vụ kỹ thuật khác, kể cả nội trú và ngoại trú. Nhưng một phần viện phí đó đã được thu như thế nào?

Chính sách của chúng ta là "thu một phần viện phí". Có điều một phần đó là bao nhiêu, có thể là 1% có thể là 99% hay thậm chí 99,9%. Thu đủ là chắc chắn, nhưng đối với chính sách thu viện phí một phần này, chúng tôi cũng không thể nào hạch toán được là mình đã thu bao nhiêu phần trăm từ bệnh nhân.

Trong quá trình khám chữa bệnh, bệnh viện phải mua thuốc men, vật tư trang thiết bị... Chi phí đó rất khó xác định được nhưng phần lớn là thua lỗ. Ví dụ, Nhà nước quy định rằng, mua 1 đồng thì bán cho bệnh nhân cũng 1 đồng. Nhà nước không tính đến khoản chi phí trong quá trình bệnh viện nhập vào, phải xử lý, bảo quản, hư hao...

Nhà nước cho chúng tôi thu một phần viện phí. Trong quy định, khám chữa bệnh là 20.000 đồng nhưng bệnh viện chỉ được thu 10.000 đồng. Phần còn lại được hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tiền ngân sách là cố định, còn số bệnh nhân thì thay đổi.

Ví dụ, mỗi năm, Nhà nước hỗ trợ cho bệnh viện 15 tỷ đồng, nhưng nếu năm đó bệnh viện chỉ khám cho 100 ngàn bệnh nhân, thì tiền khám chữa bệnh được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho mỗi bệnh nhân là 150.000 đồng. Nhưng nếu năm đó, bệnh viện nhận điều trị cho 200 ngàn bệnh nhân thì số tiền cho mỗi bệnh nhân chỉ còn lại 75.000 đồng/người.

Trong khi đó, điều trị bằng kỹ thuật cao có nghĩa là chi phí ngày càng cao lên, với các loại xét nghiệm ngày càng chính xác hơn, chỉ dùng cho phẫu thuật ngày càng tốt hơn, dao mổ ngày càng hiện đại... Với cơ chế thị trường, nếu các bệnh viện nhà nước không đầu tư mua sắm các trang thiết bị, thì sẽ không thể cạnh tranh với các bệnh viện tư.

Trong thời gian qua, người dân xôn xao về việc Bộ Y tế chuẩn bị một dự thảo "tăng viện phí" để trình Chính phủ, trong đó, bảo đảm chi trả được lương cho nhân viên y tế. Như vậy, viện phí tăng có bảo đảm được hoạt động của bệnh viện không?

Khi hệ thống bảo hiểm y tế chưa bảo đảm, bệnh nhân tiếp tục móc túi trả tiền trực tiếp cho bệnh viện thì sẽ vẫn còn bị rơi vào "bẫy nghèo đói". Ảnh minh họa (Ảnh: H.Cát)

Thực tế, trong nhiều năm nay, các bệnh viện vẫn tiếp tục hoạt động được. Một phần viện phí thu thêm có thể bảo đảm hoạt động cho bệnh viện, nhưng lại không đủ cho bệnh viện phát triển. Có bao nhiêu tiền từ viện phí, chúng tôi trả vào tiền mua sắm thuốc men, trang thiết bị và các chi phí khấu hao khác (tiền điện, tiền nước...) Phần tích lũy để mua sắm máy móc từ nguồn viện phí không có.

Mỗi bệnh viện còn có khám dịch vụ và phòng dịch vụ, một nguồn tăng thêm thu nhập cho bệnh viện. Nhà nước có quy định, chúng tôi được sử dụng 30% giường bệnh để làm dịch vụ.

dịch vụ đó trên cơ sở thỏa thuận với bệnh nhân và bác sĩ. Nhưng đây cũng không phải là biện pháp cơ bản. Để các bệnh viện phải tự bươn chải, người quản lý bệnh viện cũng như các y bác sĩ như đang đi trên một sợi dây. Ngã là một chuyện không thể tránh khỏi.

Theo thời gian, điện tăng, nước tăng, thuốc men tăng, lương cán bộ công nhân viên tăng... Đầu vào của bệnh viện là cố định từ nguồn ngân sách nhà nước, trong khi đầu ra cứ tăng... Tăng viện phí để bảo đảm cho bệnh viện hoạt động và phát triển là nhu cầu có thật ở các bệnh viện.

Tuy nhiên, trong cơn bão giá như thế này, y tế, liên quan đến sống còn của người dân, mà cũng lại đòi tăng nữa, thì người dân càng khốn cùng hơn. Do đó, hiện giờ bệnh viện chưa tăng giá viện phí.

Với chính sách tăng viện phí, những người dù chưa nằm trong diện xóa đói giảm nghèo vào nằm bệnh viện một vài ngày, sẽ càng nhanh chóng trở thành người thuộc diện cần xóa đói giảm nghèo! bệnh viện sẽ có chính sách hỗ trợ người nghèo như thế nào?

Trước hết tôi nghĩ rằng viện phí, hay nói chung là chi phí y tế, luôn luôn là gánh nặng cho bất cứ nhà nước nào. Không chỉ các nước nghèo, mà các nhà hoạch định chính sách ở những nước giàu cũng xem việc bảo đảm kinh tế cho y tế bao gồm cả khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh là một việc vô cùng khó khăn.

bệnh viện chỉ có thể hỗ trợ giảm, miễn viện phí cho từng người nghèo cụ thể. bệnh viện có thể giảm 20%, 30%, thậm chí miễn giảm hoàn toàn cho một số nào đó. Điều đó giống như một công việc từ thiện. Nhưng đó không phải là chính sách. bệnh viện càng phát triển hiện đại hơn lên, đồng thời phải có chính sách cho người nghèo là một việc không khả thi.

Vì vậy, để san sẻ gánh nặng đó, chính sách phải nằm ở bảo hiểm y tế, để người dân luôn luôn đóng tiền dự phòng trong thời gian còn khoẻ mạnh. Cho đến khi người dân vào bệnh viện và không phải đóng thêm bất cứ một khoản nào.

Nhưng ở Việt Nam, hệ thống bảo hiểm y tế chưa bảo đảm được cho nên người bệnh vẫn phải trả tiền trực tiếp cho bệnh viện. Đó thực sự là gánh nặng. Cho nên, bệnh nhân tiếp tục móc túi trả tiền trực tiếp cho bệnh viện thì sẽ vẫn còn bị rơi vào "bẫy nghèo đói".

Cảm ơn BS!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật