Sầm Sơn còn ai muốn đến?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phải tới 6 năm, tôi mới có dịp trở lại Sầm Sơn. Trước đây năm nào tôi cũng ít nhất 1 lần đến đây, không nghỉ mát cùng gia đình thì cũng họp hành, tổng kết, hội thảo.
Sầm Sơn còn ai muốn đến?
Biển và núi Sầm Sơn nhìn từ đền Độc Cước. Ảnh: TL

Nhưng vì thấy nơi này gây nhiều ức chế, chẳng lấy gì thú vị, "mát" chẳng thấy đâu, chỉ chứng kiến nhiều điều bực mình nên sau đó, đã tìm đến nơi khác.

Nhưng năm nay, đọc được thông tin thấy chính quyền, ngành du lịch ở Sầm Sơn có nhiều đầu tư, lập lại trật tự ở chốn nghỉ mát vào bậc nhất miền Bắc này, tôi đã trở lại. Nhưng những gì "mục sở thị" đã khiến tôi vô cùng thất vọng. Có những điều còn tồi tệ hơn cả trước.

Đeo bám khách

Chiếc ô tô chở chúng tôi vừa dừng bánh trước một khách sạn, chưa kịp mở cửa bước xuống thì ngay lập tức đã có cả chục xích lô, xe ôm, xe máy lôi đến chào mời.

- Bọn em có nhà nghỉ ở sát bờ biển, vừa mát, vừa tiện tắm biển, đầy đủ tiện nghi, giá lại rẻ.

- Cảm ơn các cậu. Nhưng chúng tôi đã đăng ký nghỉ ở đây rồi.

- Thì anh cứ đến chỗ chúng em, thấy tốt, rẻ hơn thì OK, không thì quay lại đây có sao?

- Các cậu là "cò"phải không?

Gái mạ‌ּi dâ‌ּm ngày càng trẻ hóa và tinh vi trong hoạt động.    Ảnh: TL

Họ cười nhăn nhở:

- Ông anh hỏi kỳ. Ở đây chúng em biết sống bằng gì? Miễn là các anh ưng ý, còn phần trăm cho em,  các anh không phải lo, đã có chủ họ chi.Các anh cần gì phải biết.

- Vậy, cậu nói đi. Phòng như thế nào, mấy giường, một phòng ở được mấy người, có điều hòa chứ? Giá cả ra sao?

- Ông anh khỏi lo. Tất nhiên là rất đàng hoàng, có nhiều loại phòng, phòng cho 1 cặp vợ chồng, bồ bịch cũng có, cho cả gia đình cũng có, nhiều nhất có thể chứa được 4 người. Phòng nào cũng có điều hòa, nhưng ở đó sát biển, đến quạt còn không cần bật thì cần gì phải điều hòa. Về đêm, gió lộng, khách phải đắp chăn đấy.

- Bao nhiêu một phòng?

- Phòng sao, tiền vậy, tùy mức độ lớn, nhỏ, ông anh cứ đến sẽ rõ.

- Thôi, cảm ơn cậu.

" Tiếp thị" chỗ nghỉ không được, họ quay sang "cò" ăn uống. Tôi nói sẽ ăn luôn trong khách sạn, nhưng họ vẫn lằng nhằng, nói ở chỗ họ đưa đến vừa rẻ, lại tha hồ chọn các món, còn đặt sẵn trong khách sạn thì đắt, lại không được theo ý mình. Phải mất dăm, bảy phút, tôi mới "cắt đuôi" được cậu "cò" này. Nhưng đến khi chúng tôi trở ra đi ăn( đi bộ) thì lại gặp "cò" khác bám riết, đòi đưa đến chỗ ăn. Cứ bám riết trên đường như thế, chỉ đến khi chúng tôi vào hẳn một quán ăn, họ mới thôi.

Đến chiều đi tắm biển càng "mệt" hơn. Tôi không muốn xuống nước mà chỉ  ngồi  trên bờ. Trong lúc ngồi chờ mọi người, đội quân bán hàng rong thi nhau đến mời chào. Hết đồ ăn uống, hoa quả, hàng hải sản rồi đồ lưu niệm đến mời thư giãn, tức dịch vụ "tươi mát". Muốn ngồi ngắm cảnh biển, thả hồn theo những cánh sóng dập dờn, những con tàu xa xa để thẩm thấu cảnh đẹp thần tiên của đất nước cũng không thể được với đám người "tiếp thị" này. Không chỉ mời chào 1 lần, khách từ chối, họ cứ đứng ám bên cạnh, kèo nhèo, năn nỉ có khi đến 10 phút không rời. Bên cạnh tôi có 1 cặp nam nữ vừa từ dưới biển lên, ngồi uống nước. Vài chú nhóc chừng trên dưới 10 tuổi tiến đến bán đồ lưu niệm. Họ không mua, chúng cứ ám bên cạnh rất lâu khiến cặp uyên ương buộc phải mua để chúng đi. Nhưng làm sao mua được cho tất cả nên chỉ một lúc sau, đứa khác lại đến. Hai bạn trẻ chỉ còn cách rời khỏi ghế, chuồn.

Đội quân chụp ảnh cũng tác oai, tác quái. Ngoài việc họ bám khách như đỉa đói , còn sẵn sàng cà khịa, thậm chí B.L nếu khách nào đã nhận lời chụp rồi lại thôi. Tại hòn Trống Mái, một bà mẹ yêu cầu chụp ảnh hai mẹ con. Nhưng sau đó đứa trẻ không chịu ngồi lên, bà mẹ phải thôi thì người chụp ảnh đã sừng sộ, chửi bới, chỉ khi được mọi người can mới….hạ hỏa.

Khách du lịch ngán ngẩm trước tình trạng bám khách còn "dai" hơn trước nhiều. Không lẽ đến đây lại chỉ ru rú trong nhà nghỉ, không bước chân ra ngoài?

Lừa trắng trợn

Buổi tối. Lúc ấy đã 23h đêm. Tôi và một ông bạn vừa ra khỏi một cuộc tiệc linh đình bèn rủ nhau ra bãi biển đi dạo rồi sẽ tẩm quất. Đang để ý xem có ai tẩm quất nhưng đi mãi chẳng thấy có thợ nào. Đang ngồi chơi hóng mát thì một cậu đạp xích lô đến làm quen chúng tôi :

-Hai anh có đi dạo, em chở đi? Em chỉ lấy giá hữu nghị.

-Cảm ơn cậu. Chúng tôi ngồi đây mát lắm rồi.

-Đi ròng ròng bờ biển cho biết  hết.

-Bọn tôi vào đây nhiều rồi nên không lạ.

-Hay là đi thư giãn cho vui vẻ?

-Có chỗ nào người mù tẩm quất không?

-Báo cáo 2 sếp, thời buổi này làm gì còn tẩm quất kiểu đó.

-Hoặc là người có tuổi tẩm quất chứ trẻ con hay ca-ve thì bọn này không ưng.

-Các sếp mới lạ. Nói là massa chứ có ai vào đó chỉ để đấm bóp đâu. Các anh cứ  xả láng một bữa đi. Em bảo đảm giá rẻ bất ngờ. Bọn chúng lại non tơ mơn mởn.

-Rẻ là bao nhiêu?

-Nếu chỉ…sung sướng nửa chừng thì 100.000đ. Còn tới Z thì 150.000đ. Đó là tiền trả cho chủ quán. Về nguyên tắc, chúng nó không được lấy thêm tiền của khách nhưng thường thì ai cũng "bo" thêm để chúng nó nhiệt tình hơn.

-Nhiệt tình hơn như thế nào?

-Chúng nó không giục khách và tuy không tới bến(Z), nhưng khách cũng rất… "đã" vì chúng nó có cách làm cho khách "phê".

-Cậu vừa nói phải "bo" thêm, là bao nhiêu?

-Thường 50.000đ hoặc 100.000đ, rẻ chán mà. Các sếp thử nghĩ xem, có ở đâu được các em 17-1‌8 tuổ‌i, chân dài đến nách tận tụy hết mình mà khách lại chỉ mất có hơn 200.000đ. Không bằng một chầu bia.

-Thôi, chúng tớ chỉ cần thuần túy massa đúng kỹ thuật. Thợ cứ ăn mặc kín đáo được không?

-OK. Thế cũng được. Vậy thì các sếp thống nhất trước với chủ như thế.

Chúng tôi đồng ý. Cậu xích lô đạp chừng mấy trăm mét rồi dừng lại tại một quán có  biển hiệu Massa tại số nhà 13 hay 17 gì đó ở phố Lê Hoàn( Tôi không nhớ đích xác, nhưng chỉ một trong hai số này). Cậu ta lấy 10.000đ là tiền xích lô rồi đạp đi, không quên nói với cậu trực trong quán : "- Hai anh này chỉ massa, không có nhu cầu gì khác". Tôi cứ nghĩ thế nào cũng bị chặt chém đến mấy chục nghìn, thấy chỉ như vậy và lại còn dặn chủ quán làm theo đúng ý mình nên nghĩ tốt về cậu ta.

Vào quán, mua vé. Một cậu thanh niên chừng gần 30 tuổi trông bặm trợn thu mỗi người 150.000đ. Vậy là so với lời cậu xích lô nói, đã lấy quá 50.000đ. Tôi thắc mắc thì cậu "lễ tân" nói, giọng lạnh tanh :

-Đó là năm ngoái. Nó không biết. Năm nay đã tăng giá.

Chúng tôi chép miệng cho qua, vì đã vào rồi, không lẽ kỳ kèo dăm chục.

Sau khi mỗi người vào một phòng, lập tức có cô gái cùng vào, bưng theo một khay gồm mấy quả táo, mấy cái kẹo cao su, lon nước ngọt. Không nói gì, cô gái bóc kẹo, ấn luôn vào miệng tôi, khiến tôi không kịp phản ứng, đành cứ thế ngậm. Các cô xấu xí, đen đúa, chân ngắn, chứ không dài đến nách như gã xích lô quảng cáo, cũng phải ngoài 20 tuổi, thâ‌n hìn‌h xồ xề. Cả 2 đều mặc quần sooc bò ngắn cũn cỡn, áo 2 dây. Vừa đấm cho tôi được vài đấm, bằng một giọng không rõ ở vùng nào, cứ lơ lớ, ngang phè, không hẳn là giọng Thanh Hóa, cô gái đề nghị tôi chi tiền "bo" trước . Tôi nói với cô:

-Đã nói là tôi không có nhu cầu gì ngoài massa, cớ gì cô yêu cầu chi thêm? Trong  khoản tiền tôi mua vé lúc nãy, cô đã hưởng một nửa rồi còn gì.

-Tiền đó rồi ở đây phải trả cho xích lô là người dẫn mối. Họ bán các anh vào đây.

-Vậy ở đây thu nhập từ đâu?

-Rồi các anh sẽ biết.

Cô gái vẫn kèo nhèo tiền "bo". Tôi bực mình, quyết định để mất 150.000đ vừa mua vé mà bỏ ra cho đỡ mất thời gian. Tôi quyết định ra sân hóng mát đợi anh bạn ra sau. Nhưng cửa đã chốt. Tôi đề nghị mở cửa thì cậu lễ tân bán vé lúc trước nói:

- Ông trả tiền đã chứ.

Tôi ngạc nhiên :

-Tiền gì?

-Tiền ông xài hoa quả chứ còn tiền gì.

Tôi tròn xoe mắt :

-Tôi có ăn uống gì đâu mà trả tiền?

-Ông đang nhai gì vậy?

-Được rồi. Tôi trả tiền một cái kẹo cao su. Bao nhiêu nào?

-600.000 đồng.

Tôi không tin ở tai mình, đã hỏi lại. Tên lễ tân cũng nhắc lại số tiền trên với giọng lạnh tanh, cô hồn . Tôi biết mình bị cú lừa ngoạn mục khi nhớ lại lời cô gái lúc nãy nói : "-Rồi anh sẽ biết". Thì ra bọn này trấn lột trắng trợn tiền của khách chẳng khác gì ăn cướp.

-Các cậu nhốt tôi ở đây để trấn lột đấy à? Cậu có biết như vậy là giữ người trái Pháp Luật không?

-Không ai giữ ông làm gì. Ông không trả tiền, sao về được?

Biết rơi vào hang ổ của bọn bất lương, vì tiền mà sẵn sàng làm mọi việc manh động, tôi chỉ còn cách phải nghĩ kế tháo thân đã, rồi tính việc "giải cứu" cho ông bạn sau.
-Nhưng tôi không có đủ khoản tiền đó trong túi. Các cậu chở tôi về khách sạn lấy tiền.

Hắn đồng ý và gọi một tên khác lấy xe máy chở tôi về khách sạn. Rất may là chủ khách sạn thuộc loại có "máu mặt"ở Sầm Sơn, có mối quan hệ thân tình với công an nơi đây. Không cần anh ta phải xuất hiện, mấy nhân viên bảo vệ cũng đủ tiếng nói để tên chở tôi về phải nể. Rồi không hiểu sao, hắn ra về, không yêu cầu tôi trở lại trả tiền nữa. Ông bạn của tôi cũng "được"chúng chở về tận nơi. Sau đó, anh bạn tôi kể lại: cô gái massa cho anh đã tiết lộ: ở quán này, tiền thu của chúng chủ yếu là chặt chém, trấn lột của khách như vậy. Chẳng ai dám hé răng vì phần lớn đều đã đụng chạm vào c‌ơ th‌ể ca - ve, nhiều khi còn…tới bến nên sợ nếu tố cáo chúng thì sẽ…"lạy ông, tôi ở bụi này", rách việc.

Tình trạng đeo bám, chặt chém, lừa để trấn lột khách du lịch và hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm dưới mọi hình thức đã diễn ra từ lâu ở nhiều nơi chứ không chỉ riêng ở Sầm Sơn. Nhưng thực trạng nơi đây trầm trọng và trắng trợn hơn nhiều nơi khác. Lẽ nào các cơ quan chức năng làm ngơ?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật