4 sự thật về dinh dưỡng cho bé

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều kinh nghiệm chăm con được các mẹ rỉ tai nhau trở thành kiến thức không chính thống nhưng được nhiều người áp dụng và tin tưởng.
4 sự thật về dinh dưỡng cho bé
Ảnh minh họa

Dù vậy, không phải kinh nghiệm truyền miệng nào cũng hoàn toàn đúng, sau đây là sự thật của 4 lời đồn đại phổ biến về dinh dưỡng cho bé yêu mà có lẽ các mẹ cũng nên tham khảo.

1. Sữa đậu nành cũng tốt như sữa bò

Sự thật: Không đúng! Sữa bò là tốt nhất để thay thế cho sữa mẹ vì đạm sữa bò khá tương đồng với đạm trong sữa mẹ. Đạm đậu nành hoàn toàn khác biệt với đạm động vật, trong khi trẻ sơ sinh sinh trưởng nhờ đạm động vật. Đậu nành khá an toàn, nhưng không phải luôn cần thiết. Phụ huynh có con bị đầy hơi thường có xu hướng chuyển sang cho bé bú sữa công thức từ đậu nành với hy vọng giảm tình trạng ứ hơi, nhưng đậu nành không hẳn là dễ tiêu hóa hơn sữa bò.

Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, sữa đậu nành có thể là một thay thế, nhưng lựa chọn tốt hơn cả là sữa có công thức thủy phân, trong đó đạm sữa bò được phân tách để tránh gây dị ứng. Sữa đậu nành nói chung chỉ được khuyên dùng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, không bú mẹ và có chủ đích nuôi như người ăn chay, loại sữa này cũng có thể dùng cho trẻ bị rối loạn carbon hydrat bẩm sinh do rối loạn trao đổi chất làm chúng không thể tiêu hóa được đường trong sữa bò.

2. Chất sắt khiến trẻ bị táo bón

Sự thật: Không đúng! Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa nhiều chất sắt, lượng chất sắt mà bé thu nạp không đủ để gây ra táo bón, trái lại nó lại vô cùng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trên thực tế, gần đây nhiều hãng sữa đã ngừng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sắt thấp.

3. Bắt đầu ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ trọn đêm

Sự thật: Không hẳn là đúng! Trẻ con thức giấc trong đêm không chỉ vì đói, mà đơn giản là vì chúng chưa sẵn sàng để ngủ dài hơn. Ở 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ từ 5-6 giờ hoặc hơn, phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh trưởng của hệ thần kinh trung ương. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng có thể là một yếu tố, thông thường những bé lớn hơn thì ngủ cũng lâu hơn. Những trẻ sơ sinh lớn hơn cũng thường ngủ qua đêm sớm hơn, lý do có thể là do những bé nhỏ hơn phải ăn thường xuyên hơn để bắt kịp chuẩn tăng cân.

Vì vậy, đừng vội cho trẻ ăn dặm; các chuyên gia khuyên bạn nên đợi đến khi trẻ được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là đến 6 tháng. Bạn cũng không nên bổ sung thêm chế phẩm ngũ cốc vào sữa để con bú vào ban đêm, vì sẽ khiến bé thu nạp thêm calori không cần thiết và gia tăng nguy cơ béo phì – càng khiến bé khó ngủ lâu hơn nữa.

4. Khi đã bắt đầu ăn dặm, trẻ không cần thêm nhiều sữa mẹ và sữa công thức nữa

Sự thật: Khi trẻ mới bắt đầu làm quen với ăn thức ăn, chúng thường không nạp đủ calo và chất dinh dưỡng để thay thế hoàn toàn cho sữa (dù là sữa mẹ hay sữa công thức). Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt năm đầu tiên của trẻ. Ngay cả khi đã ăn nhiều thức ăn rắn hơn, bé vẫn cần bổ sung ít nhất 500ml sữa mỗi ngày cho đến khi được 1 tuổi. Nếu con uống không đủ lượng sữa, bạn hãy cho bé bú trước vào giờ ăn, khi bé đói nhất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật