Việt Nam: Thị trường khổng lồ đối với Canada

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Việt Nam đã mở cửa thị trường để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài đang tỏ ra ngày càng năng động tại Việt Nam.
Việt Nam: Thị trường khổng lồ đối với Canada
Ảnh minh họa

Công cuộc hiện đại hóa đất nước đang diễn ra hết sức sôi nổi tại quốc gia từng một thời bị vùi trong bom đạn này. Chính phủ Việt Nam đã mở cửa thị trường để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài đang tỏ ra ngày càng năng động tại Việt Nam.

LTS: Tác giả bài viết, Daniel D. Veniez - là một doanh nhân thành đạt người Canada. Ông là chủ tịch giám đốc tập đoàn DDV Enterprises và những vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp cũng như tổ chức khác. Dan cũng từng là ứng cử viên của đảng tự do Canada và là cây bút của nhiều tờ báo uy tín như The Globe and Mail, National Post, Vancouver Sun, Toronto Star, Montreal Gazette, Policy Options Magazine, The Mark, Vancouver Observer.

Dưới đây là bài viết của cá nhân ông về sự phát triển nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh cùng với những triển vọng to lớn. Diễn đàn kinh tế Việt Nam VEF.VN xin giới thiệu với độc giả như một góc nhìn mở.

Trong chuyên công tác tới Việt Nam lần thứ bảy này, cuối cùng tôi cũng đã làm được một việc mà nhiều người phương Tây khác muốn làm trước tiên khi đặt chân đến đất nước này, đó là thăm nhà tù một thời khét tiếng: Hỏa Lò.

Đối với người Mỹ, Hỏa Lò là một "Hanoi Hilton". Còn đối với người dân Việt Nam, đây là nơi từng một thời giam giữ lính hải quân Mỹ trong đó có thượng sĩ John McCain - nhân vật nổi tiếng của thế giới những năm sau đó.

Được người Pháp xây dựng năm 1896 và gọi là "Maison Centrale", Hỏa Lò là hiện thân cho cả một thời kỳ dài đằng đẵng hứng chịu chiến tranh, bạo tàn của người dân Việt trước kẻ thù xâ‌m lượ‌c. Giờ đây nó là bảo tàng của dân tộc.

Sau thất bại của ngụy quân Sài Gòn và kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ, Mỹ đã thực hiện các biện pháp nhằm cô lập Việt Nam suốt hàng thập kỷ. chiến tranh đã tàn phá 95% cơ sở hạ tầng của cả nước nhưng nó không thể làm nhụt ý chí của những con người Việt Nam kiên cường.

Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã tới thăm Việt Nam. Trong vòng 30 năm, đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ làm điều này. Ông đã thúc đẩy tiến trình Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Và cuối cùng, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2007 với sự ủng hộ của tổng thống George W. Bush và quốc hội Mỹ.

Cũng kể từ đó, Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và nổi lên như một con hổ của châu Á.

Đội ngũ doanh nhân của Việt Nam được biết đến với sự năng động và nội lực mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu cũng nổi lên với diện mạo mới hoàn toàn thuyết phục. Với số dân hơn 90 triệu người và độ tuổi trung bình là 27, Việt Nam không còn bị coi là một nền kinh tế của những tá điền nữa mà là một nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ sang xã hội tiêu dùng với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chính phủ và nhân dân đang tích cực thực hiện công cuộc tự do hóa nền kinh tế. Sự nghiệp này được đẩy mạnh với tốc độ chóng mặt để theo kịp những đòi hỏi của một phận ngày càng đông đảo công chúng tri thức trong cả nước.

Sự nghiệp quan trọng mà lãnh đạo nước này đặc biệt chú trọng là mang lại cho người dân một cuộc sống tốt đẹp hơn hơn. Nhiệm vị này tạo ra những sức ép lớn đối với những đứng đầu đất nước. Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của tầng lớp doanh nhân trong cả nước.

Một người bạn của tôi hiện là chủ tịch một tập đoàn đầu tư tại Việt Nam, từng là một người tị nạn tới Canada mấy chục năm về trước. Chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của đất nước, anh đã quay trở lại Việt Nam vào cuối những năm 1990, góp sức nhỏ bé vào công cuộc tái thiết nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, công ty của anh có khoảng 4.000 lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất dệt may, bất động sản, cao su, trung tâm đào tạo hướng nghiệp và trung học.

Công cuộc hiện đại hóa đất nước đang diễn ra hết sức sôi nổi tại quốc gia từng một thời bị vùi trong bom đạn này. Chính phủ Việt Nam đã mở cửa thị trường để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính phủ, doanh nghiệp của Mỹ , Nhật, châu Âu, Hàn Quốc đang tỏ ra ngày càng năng động tại Việt Nam trước sự cởi mở và chào đón của cả nền kinh tế mới nổi.

Tuy nhiên, cho đến nay, sự hiện diện của các doanh nghiệp Canada vẫn còn khá khiêm tốn. Chúng ta cần thay đổi điều này. Việt Nam tôn trọng và ngưỡng mộ đất nước Canada. Những cơ hội để chúng ta góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế mà "con hổ châu Á" này mang đến sẽ là rất lớn và rất bền vững. Quốc gia này cần rất nhiều thứ mà cũng ta có thể cung cấp trong đó có viễn thông, năng lượng, cơ sử hạ tầng...

Việt Nam thực sự là một thị trường khổng lồ chưa được khai thác đối với Canada. Vấn đề ở đây là chúng ta nắm bắt cơ hội này như thế nào mà thôi.

Việc đầu tư vào Việt Nam không chỉ mang đến lợi ích to lớn cho nền kinh tế Canada, mà còn củng cố mối quan hệ hữu nghị, góp phần vào công cuộc hòa bình, an ninh tại một khu vực được cho là tiềm năng chiến lược.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật