Con đường gây độc chì cho trẻ em

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đã có nhiều khuyến cáo cha mẹ nhưng nhiều gia đình vẫn để xảy ra những nguy hiểm cho tính mạng con trẻ vì nhiễm độc chì.
Con đường gây độc chì cho trẻ em
Trẻ lê la dưới đất nguy cơ nhiễm chì cao.
nhiễm qua thức ăn gấp 4 lần so với người lớn

Chì là độc chất kim loại nặng có trong không khí, đất, nước bị ô nhiễm, chì trong lớp đất mặt có nơi 0.5 - 5,0mg/kg đất, hay trong các nguyên liệu đồ chơi cho trẻ và cả những vật dụng hằng ngày. Bụi chì có nồng độ cao trong không khí khu công nghiệp, từ khói xe ô tô, xe máy...

Trẻ em mẫn cảm với chì vì hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém. Khi trẻ em hít phải ở nồng độ thấp 1mg/m3 chỉ trong thời gian 1 ngày (sau đó thôi không tiếp xúc nữa) thì chưa bị ngộ độc ngay, mà chỉ biểu hiện rõ sau vài tuần. Nếu bụi chì xâm nhập vào c‌ơ th‌ể với nồng độ 0,1mg/m3 trong nhiều ngày liên tục thì sẽ nhiễm độc mạn tính.

Tuy nhiên, chì xâm nhiễm qua con đường thực phẩm lại khó phát hiện vì ở trẻ, tỷ lệ thức ăn tính trên trọng lượng c‌ơ th‌ể khá lớn. Lượng chì nhiễm theo con đường thức ăn bình quân cho trẻ em là 50 - 150g/ngày (so với người lớn, 100 - 200 g/ngày), và khả năng nhiễm chì qua thức ăn của trẻ gấp 4 lần so với người lớn. Nếu nuốt phải 100g muối chì sulphate/kg cơ thể trong nhiều ngày có thể bị nhiễm độc mạn tính. Trẻ em hay bú tay, hay chùi tay vào miệng, lê la trên đất dễ nhiễm chì mạn tính.

Môi trường xung quanh nhiều vật liệu và không khí cũng thường bị nhiễm chì. Ngay những dụng cụ, đồ chơi cho trẻ có sơn màu rất bắt mắt, trơn bóng, nhưng trong đó lại chứa lượng chì lớn. Các trẻ thường rất thích đồ chơi hoặc có thói quen ngậm đồ chơi có màu sắc mà không biết trong sơn có hàm lượng chì cao.

Khó phát hiện

Ở các vùng nông thôn, trẻ em tìm chì từ nhiều nguồn, tự đúc lại thành đồ chơi, đánh đáo. Một số em phụ cha mẹ đúc chì làm lưới đánh cá hoặc phụ việc ở cơ sở sản xuất ắc quy, chữa ô tô, sống gần các lò gang, đúc chì, đồng, thủ công mỹ nghệ... Những công việc này luôn làm cho trẻ tiếp xúc và nhiễm chì qua tay, miệng, nhất là khi đúc chì, hơi độc chì xâm nhiễm vào c‌ơ th‌ể trẻ rất nhanh, có thể gây ngộ độc cấp.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, bình quân trong mỗi điếu thu‌ốc l‌á chứa 4,0 - 12,0g chì và bình quân có 20% lượng chì đó được người hút thuốc hấp thụ qua khói thuốc. Những trẻ em có bố mẹ nghiện thuốc thì nguy cơ nhiễm độc chì cao gấp 4 - 6 lần so với trẻ có bố mẹ không nghiện thuốc do nhiễm độc khói thuốc thụ động.

Chì có độc tính cao với não, có thể gây đột tử nếu ngộ độc nặng. Những trẻ em tiếp xúc với chì, bị nhiễm độc thì da xanh tái, bởi vì chì đã ức chế sự tổng hợp hemoglobin, dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, không phải là tất cả lượng chì thâm nhập vào c‌ơ th‌ể đều vào máu, mà chỉ một lượng ít trong còn thì tích lũy lại trong gan, thận và trong mỡ, số còn lại thải qua đường phân, nước tiểu, mồ hôi.

Triệu chứng nhiễm độc chì ở trẻ nhiều lúc khó phát hiện ra, nhất là trong trường hợp lượng chì nhiễm dưới mức nguy hiểm nhưng nó lại gây bệnh mạn tính cho trẻ. Trong trường hợp này trẻ biểu hiện thần kinh mệt mỏi, suy nhược, tính tình trở nên dễ cáu gắt, nhức nhối khắp mình. Những trẻ nhiễm độc chì đều bị bệnh thiếu máu.

Mặt khác, chì ảnh hưởng lên bộ máy tiêu hóa, nên trẻ ăn uống giảm sút, chán ăn, hay buồn nôn, đau bụng có những lúc dữ dội, sắc mặt tái xám. nhiễm độc chì ở trẻ em, dễ dẫn đến suy gan và thận. Nguy hiểm hơn của nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ có thể gây nên bệnh Alzheimer khi trẻ trưởng thành.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật