Phát hiện bất ngờ khi “cứu” tu viện cổ trên vách đá cheo leo

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kể từ khi được thành lập vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên bởi một số người theo đạo Thiên Chúa đầu tiên đến dọc theo bờ Biển Đen, tu viện Sumela đã chứng kiến sự phát triển của Đế chế La Mã thành thời kỳ Byzantine, sự trỗi dậy của người Ottoman, cuộc đấu tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ sau Thế chiến thứ nhất, nhiều thập kỷ bị phá hoại và lãng quên, và rồi sự hồi sinh kỳ diệu trong thời hiện đại.
Phát hiện bất ngờ khi “cứu” tu viện cổ trên vách đá cheo leo
Tu viện Sümela nằm ở độ cao gần 300m so với thung lũng bên dưới.

Lịch sử đầy biến động của Sũmela khiến người ta nghĩ rằng, đây là một địa điểm dường như được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo hoặc đồ họa máy tính. Thực tế, nhà nguyện, sân trong, thư viện, khu nhà ở, tháp chuông, cống dẫn nước và một con suối thiêng được bao bọc bằng đá nằm chênh vênh trên một mỏm đá cao gần 300m so với thung lũng sông có nhiều cây cối ở dãy núi Pontic Alps.

Mỗi ngày, hàng ngàn du khách, trong đó có những người hành hương tôn giáo, hầu hết bị thu hút bởi sự lộng lẫy của những bức bích họa và kiến trúc Kitô giáo đầu tiên dọc theo con đường lát đá cuội đến tu viện.

Hiện nơi này là một bảo tàng cấp quốc gia chứ không còn thuộc về một cộng đồng tôn giáo.

Tu viện đã trải qua nhiều năm trùng tu để đảm bảo đây là nơi an toàn cho du lịch và giảm thiểu thiệt hại do hỏa hoạn, thợ săn kho báu, kẻ phá hoại và du khách hỗn loạn gây ra.

“Chúng tôi luôn gặp vấn đề với đá rơi. Để tránh gây hư hại cho các công trình và gây hại cho du khách, chúng tôi đã thuê những người leo núi bảo vệ vách đá”, Levent Alniak, quản lý bảo tàng và di tích lịch sử của tỉnh Trabzon cho biết.

Lơ lửng giữa không trung, những người leo núi sử dụng cáp thép và cọc kim loại lớn để cố định lưới thép và rào chắn vào vách đá cao chót vót phía trên tu viện.

Quá trình phục hồi đang diễn ra đã phát hiện những kho báu bất ngờ như một đường hầm bí mật dẫn đến một nhà nguyện chưa từng được phát hiện trước đây, có thể đã được sử dụng làm trạm quan sát để bảo vệ tu viện.

Bên trong nhà thờ nhỏ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bức bích họa ấn tượng mô tả thiên đường và địa ngục, sự sống và cái chết.

Nguồn gốc lịch sử và huyền thoại của Sũmela

Theo truyền thuyết, Sũmela có nguồn gốc từ năm 386 sau Công nguyên và là một khám phá kỳ diệu của các nhà tu Hy Lạp Barnabas và Sophronios.

Họ bị thu hút đến vùng đất xa xôi này bởi tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, Thánh Luca Tông đồ được giấu trong dãy núi Pontic Alps.

Các mục sư đã phát hiện ra thánh tích thiêng liêng này (một bức chân dung của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và Chúa Hài Đồng Jesus mà họ đặt tên là Panagia Soumela) trong hang động sau này là Nhà thờ Đá.

Sũmela rất được lòng những người hành hương theo đạo Thiên chúa và đạo Hồi, và là một tu viện Chính thống giáo Hy Lạp cho đến đầu thế kỷ 20.

Nhiều người Hy Lạp sống ở dãy núi Pontic Alps và bờ biển Biển Đen gần đó đã chọn di dời đến Hy Lạp, bao gồm cả các tu sĩ của Tu viện Sũmela.

Lo sợ bị cướp trong suốt hành trình đến Hy Lạp, các tu sĩ đã chôn kho báu của tu viện tại những địa điểm bí mật ở Thung lũng Altindere, hy vọng sẽ lấy lại được chúng vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Tu viện bị bỏ hoang đã thu hút những người săn kho báu tìm kiếm những đồ vật quý giá đó. Panagia Soumela cuối cùng đã được các mục sư phục hồi và hiện được lưu giữ bên trong Tu viện Nea Sumela ở miền bắc Hy Lạp.

Tuy nhiên, một số di vật đã được lén lút đưa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đang nằm trong các bảo tàng hoặc bộ sưu tập tư nhân trên khắp thế giới.

Đến những năm 1970, Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động những nỗ lực đầu tiên nhằm bảo tồn và cải tạo Sũmela thành báu vật quốc gia.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật