Đối đầu giữa Israel và Iran: Khoảng lặng trước cơn bão

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm nhận định, Iran đang đứng ở ngã ba đường trước quyết định tấn công Israel, bởi mọi hành động nều sẽ mang lại hậu quả khôn lường.
Đối đầu giữa Israel và Iran: Khoảng lặng trước cơn bão
Chỉ trong một tháng, hai thủ lĩnh nhánh quân sự và chính trị của phong trào Hamas đều thiệt mạng trong các hành động quân sự đáng ngờ. Điều này càng đẩy Trung Đông đến vòng xoáy xung đột nhanh h

Một tuần sau tuyên bố của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, cả thế giới nín thở theo dõi hành động tấn công trả đũa của Tehran nhằm vào Israel. Tuy nhiên không có cuộc tấn công nào diễn ra thay vào đó Iran lại án binh bất động.

Những diễn biến được xem là bất thường khi Iran và các đồng minh Trục kháng chiến hứng chịu những tổn thất nặng nề chỉ trong chưa đến một tháng với hàng loạt lãnh đạo cấp cao bị ám sát.

Đánh giá về căng thẳng ở Trung Đông hiện nay, Đại tá Nguyễn Minh Tâm - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an cho rằng, đối đầu giữa Israel và Iran không đơn giản như bề ngoài. Tehran phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động bởi "ông chủ" đứng sau Tel Aviv là Mỹ vẫn chưa ra mặt.

Sự chần chừ của Iran

Phân tích về động thái bất thường và có phần chần chừ của Iran, Đại tá Nguyễn Minh Tâm cho rằng, nếu đánh giá chỉ từ bên ngoài Iran có vẻ như đang đối đầu với Israel ở Trung Đông, nhưng nếu nhìn vào chiều sâu của vấn đề đối thủ lớn nhất của Tehran lại là Mỹ.

Cho đến nay, Mỹ vẫn đang duy trì các lệnh cấm vận khắc nghiệt chống lại Iran hòng bóp nghẹt nước này về kinh tế cũng như tạo sức ép lớn về chính trị, bất chấp sự phản đối của Nga, Trung Quốc và một số đồng minh của Mỹ trong NATO có quyền lợi khi quan hệ với Iran.

Do đó, các nhà lãnh đạo Iran không vội hành động trả đũa như trong trường hợp Israel không kích vào lãnh sự quán Iran ở Syria vào ngày 1/4. Tehran dường như vẫn đang tham vấn ý kiến của các đối tác lớn như Nga, Trung Quốc, cũng phải thăm dò cả phản ứng của quốc tế nói chung và của các nước Trung Đông nói riêng.

Iran sẽ phải cân nhắc kỹ các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi để từ đó có những phương án đối phó với các khả năng có thể xảy ra nếu thực hiện một cuộc tấn công toàn diện vào Israel.

Điều này một phần cũng xuất phát từ việc Iran không chắc chắn về hung thủ đứng sau vụ ám sát Ismail Haniyeh, bởi một cuộc tấn công kiểu "phẫu thuật" với độ chính xác tuyệt đối như vậy không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể thực hiện được. Israel dù có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến nhưng để làm được điều này cũng không dễ dàng.

Tuy nhiên dù ai là thủ phạm đi nữa thì mọi hành động của Israel ở Trung Đông không thể không có sự tiếp tay của Mỹ - đồng minh số một của Tel Aviv. Ngay cả việc Nhà Trắng có tỏ thái độ không đồng tình với Israel khi nước này mở chiến dịch “càn quét” ở Gaza thì đó cũng chỉ là những hành động cần thiết để Washington xoa dịu dư luận bài Do Thái ở trong nước cũng như che giấu sự “yểm hộ ngầm” của họ đối với Tel Aviv của họ đối với cuộc xung đột.

Sự ủng hộ này sẽ không bao giờ thay đổi vì Israel là “đồng minh xung kích” của Washignton ở Trung Đông kể từ sau Thế chiến thứ 2. Người Mỹ cần Israel như một “đầu cầu” để bất cứ lúc nào cũng có thể hiện diện quân sự tại khu vực nhằm răn đe các quốc gia muốn “chệch hướng” ra ngoài “quỹ đạo” của Mỹ.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, đứng trước tình cảnh đó Iran không có nhiều sự lựa chọn nếu muốn trả đũa Israel và không kéo Mỹ vào cuộc chiến. Và có ba khả năng sẽ xảy ra trong thời gian tới khi thời điểm tấn công tốt nhất dần trôi qua:

Một là, phản ứng quân sự trực tiếp như Iran đã làm để trả đũa vụ Israel phóng tên lửa vào đại sứ quán Iran ở Syria. Đây là một nước cờ khá mạo hiểm khi xét về tiềm lực kỹ thuật quân sự thì Israel không hề thua kém Iran về chất lượng vũ khí. Thậm chí có một số vũ khí mới của Israel còn chưa bộc lộ.

Nếu muốn tấn công trực tiếp đối thủ thì trước hết Tehran phải nghĩ đến việc ngăn chặn các đòn trả đũa từ Tel Aviv. Nhất là các đòn trả đũa này lại được người Mỹ ngầm yểm hộ.

Hai là, sử dụng các lực lượng thuộc Trục kháng chiến mà họ đã xây dựng trong khu vực như Hamas, Hezbollah (Lebanon), Houthi (Yemen) và các lực lượng dân quân Hồi giáo thân Iran đang có mặt tại Syria, Iraq và một số nơi khác. Đây là lựa chọn có thể là khả thi hơn cả và an toàn nhất đối với Tehran.

Dù vậy cũng có những mặt hạn chế vì những lực lượng này dù có đông quân, nhiều súng thì cũng khó có thể thực hiện được một đòn “trả đũa” toàn diện có thể khiến Israel tổn thất. Nên nhớ rằng quân đội Israel là quân đội chuyên nghiệp, có vũ khí hiện đại, kỹ năng tác chiến và chiến thuật ưu việt hơn hẳn so với các đối thủ.

Ngược lại, Israel có thể sử dụng cái cớ này để tiêu diệt hoặc làm suy yếu sức mạnh của Trục kháng chiến. Iran sẽ mất đi các đồng minh quan trọng để gây sức ép với đối thủ. Chính vì những lẽ trên mà Tehran chưa thể “ra tay” mặc dù họ đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhất.

Ba là, không hành động gì hoặc nếu có chỉ là hành động tượng trưng một khi các nhận thấy điều kiện quốc tế không ủng họ hoặc bất lợi đối với Iran.

Nếu sử dụng lựa chọn thứ ba, Iran sẽ phải chịu hậu quả là sự mất uy tín của họ đối với thế giới Hồi giáo nói chung và hệ phái Shia nói riêng. Sự ủng hộ của các tổ chức vũ trang do Iran gây dựng và yểm trợ đối với họ sẽ giảm bớt.

Điều này đồng nghĩa với việc sức ép lên Tel Aviv sẽ giảm nếu Iran để cho sự việc “trôi đi”. Thêm vào đó, uy tín của lãnh đạo Iran sẽ giảm sút ngay trong con mắt của người dân Iran, gây bất lợi cho việc ổn định thì hình trong nước; đặc biệt là sau khi họ phải tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống bất đắc dĩ.

Về phía Israel, họ hiểu Iran đang chần chừ và không ngại tận dụng cơ hội này để hoàn thành mục tiêu luôn ấp ủ ở dải Gaza là xóa sổ Hamas. Tel Aviv sẵn sàng trả mọi giá miễn thực hiện mục tiêu này kể cả vượt qua luật pháp quốc tế.

Israel sẽ không dừng tay cho đến khi nào dập tắt ý định thành lập nhà nước độc lập của người Palestine ở dải Gaza và Bờ Tây. (Ảnh: Reuters)

Israel sẽ không thỏa hiệp

Hành động chứng minh rõ nhất cho nhận định này là việc Israel tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công vô nghĩa nhằm vào dân thường ở dải Gaza dù Hamas gần như không còn sức kháng cự. Điển hình như vụ không kích vào trường Al-Taba’een trong khu Al-Sahaba, Gaza City vốn được sử dụng làm nơi trú ẩn của người Palestine sơ tán.

Hậu quả vụ tấn công đã làm hơn 100 người thiệt mạng, hầu hết là dân thường. Trong khi đó Israel lại cho rằng Al-Taba’een là nơi các thành viên chủ chốt của Hamas đang lẩn trốn.

Theo cơ quan y tế ở Gaza, 39.699 người đã thiệt mạng từ khi Israel mở chiến dịch đáp trả Hamas ở vùng đất này. Israel nói rằng ít nhất 1/3 số đó là thành viên của Hamas.

Ông Nguyễn Minh Tâm nhận định, thực tế Israel không có nhu cầu tìm kiếm cơ hội đàm phán với Hamas. Ngay khi các thủ lĩnh Hamas bị ám sát mọi cánh cửa dành cho giải pháp ngoại giao đều đã đóng lại. Mục tiêu cuối cùng của Israel không phải là để khiêu khích, để thách thức dư luận quốc tế mà là dập tắt tận gốc mục tiêu giành độc lập của người Palestine.

Một khi đã không còn sức mạnh về quân sự, nền chính trị của Palestine sẽ mất đi chỗ dựa về uy thế và chắc chắn sẽ tàn lụi. Chính vì vậy mà chính quyền hiện tại ở Tel Aviv muốn giải quyết dứt điểm vẫn đề Palestine một lần cho xong. Và đây cũng là mục tiêu của người Mỹ mặc dù họ vẫn tỏ ra mình là một “nhà kiến tạo hòa bình” nhất có thể. Mặt khác, người Mỹ cũng không để cho Israel quá lấn lướt về lãnh thổ khi bài học trong quá khứ vẫn còn đó.

Vì vậy, Tel Aviv muốn làm gì thì cũng phải “ngó” sang Wasington. Một khi có “đè‌n đ‌ỏ” từ Nhà Trắng thì Tel Aviv mới dừng tay. Còn nếu là “đèn xanh” hoặc không có “đèn” thì Tel Aviv vẫn có thể tự do hành động.

Tel Aviv biết rõ nếu để đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, họ sẽ không còn có thể tự do hành động. Còn về phía Mỹ, họ quan tâm hơn cả đến việc ai sẽ vào Nhà Trắng sau ngày 4/11. Các ứng viên khó có thể có một hành động quyết liệt với Israel bởi các nhà tài phiệt gốc Do Thái ở phố Wall sẽ quay lưng lại với bất cứ ai tạo ra mối đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước Do Thái.

Theo Đại tá Nguyễn Minh Tâm hòa binh sẽ không sớm xuất hiện ở dải Gaza khi những mâu thuẫn cốt lõi giữa người Hồi giáo và Do Thái chưa được giải quyết.

Hòa bình sẽ không đến sớm

Mặc dù Israel phụ thuộc nhiều vào Mỹ về chính trị lẫn quân sự nhưng ở một góc độ nào đó Tel Aviv vẫn có những toan tính riêng. Điều này phụ thuộc vào ai sẽ lên nắm quyền ở Nhà Trắng vào tháng 1/2025, thậm chí ở thời điểm hiện tại Israel đã có một cuộc chạy đua nước rút nhằm sớm về đích ở Gaza trước khi bầu cử ở Mỹ kết thúc.

Nếu ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump thắng cử, Israel có nhiều thuận lợi hơn vì nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, trong trường hợp đảng Dân chủ tiếp tục "làm chủ" Nhà Trắng thì Israel sẽ khó khăn hơn do chính sách đối ngoại của đảng này. Chính vì điều này mà Israel đã phải hai lần thay đổi kế hoạch “tảo thanh” dải Gaza.

Thời điểm ông Trump đang “dẫn điểm” trong giai đoạn đầu của cuộc bầu cử, Tel Aviv có thể chấp thuận đàm phán với Hamas với yêu sách tiên quyết là giải giáp lực lượng vũ trang này. Nhưng đến khi Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thay thế Tổng thống Mỹ Joe Biden trở thành ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử thì Israel lại thay đổi mục tiêu xóa sổ Hamas.

Hơn nữa, mối đe dọa của Hezbollah từ phía Bắc đã làm tăng nguy cơ “hai đầu thọ địch” của Israel. Vì vậy mà họ đẩy mạnh các hoặt động tiến công, càn quét ở Gaza ở phía Nam trước khi quay sang đối phó với Hezbollah. Còn Houthis ở Yemen thì cũng giống như Iran, khó có thể trực tiếp đe dọa Israel về quân sự.

Trong điều kiện hiện nay của bầu cử tổng thống Mỹ, những “sắp đặt” của Washington đối với hòa bình cho Gaza chỉ nặng về hình thức và khuyến cáo chứ không hề có một tác động mạnh mẽ nào. Chính vì vậy mà Israel có thể “phớt lờ” những khuyến cáo của Nhà Trắng và chính giới Mỹ cũng chẳng quan tâm đến việc Israel có “tuân lệnh” hay không bởi tất cả chỉ là một màn trình diễn trên sân khấu địa chính trị toàn cầu.

Từ những điểm trên Đại tá Nguyễn Minh Tâm nhận định, hòa bình sẽ không sớm đến dải Gaza cũng như người Palestine. Kể cả khi Hamas bị tiêu diệt thì những mâu thuẫn kéo dài hàng nghìn năm giữa người Hồi giáo và Do Thái vẫn còn đó, thậm chí nó còn trở nên ngày càng nghiêm trọng trước sự giật dây của Mỹ.

Chính sách của Mỹ đối với Trung Đông nói chung và Israel nói riêng chắc chắn không thay đổi. Bất kể đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ làm chủ Nhà Trắng thì Mỹ vẫn phải duy trì sự hiện diện của họ ở Trung Đông thông qua vai trò “đầu cầu” của Israel. Một khi Israel thất bại thì đó cũng chính là thất bại của Mỹ như trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15530
  1. Israel và Hezbollah tiếp tục giao tranh ở khu vực biên giới
  2. Hơn 6,6 ngàn quả tên lửa nhằm vào Israel, chủ yếu phóng từ Lebanon
  3. Xung đột Hamas-Israel: Mỹ kêu gọi các bên sớm hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn
  4. Hamas ra cảnh báo lạnh gáy cho Israel
  5. Xung đột Hamas - Israel: Anh đình chỉ 30 giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Israel
  6. Israel - Hamas tạm dừng giao tranh ở Gaza để tiêm phòng
  7. Xung đột Hamas – Israel: WFP tạm dừng hoạt động di chuyển của nhân viên tại Gaza
  8. Hamas phóng tên lửa vào khu vực miền Trung Israel
  9. Israel đánh phủ đầu, Hezbollah dội mưa tên lửa
  10. Lý do có thể khiến Iran chưa đáp trả Israel, Mỹ triển khai tàu ngầm tới Trung Đông
  11. Israel tấn công sâu Lebanon, Iran “chắc chắn trừng phạt” Tel Aviv
  12. 12 tiêm kích tàng hình F-22 tới Trung Đông, Mỹ cảnh báo Iran
  13. Một điều có thể khiến Iran chấp nhận thôi trả thù Israel
  14. Iran đã quyết định tấn công Israel
  15. Dồn dập nỗ lực ngoại giao “tháo ngòi nổ” ở Trung Đông
  16. Israel cân nhắc tấn công phủ đầu khi căng thẳng tăng cao với Iran và Hezbollah
  17. Lãnh đạo Hamas hối tiếc đã tấn công Israel
  18. Giao tranh dữ dội giữa Israel và Hezbollah
  19. Trung Đông “ngàn cân treo sợi tóc”: Mỹ-EU họp khẩn, Nga cảnh báo hòa bình mong manh, Trung Quốc thúc giục
  20. Tiêm kích F-35I Israel vượt qua “rừng phòng không” Iran ám sát thủ lĩnh Hamas?
Video và Bài nổi bật