Lần đầu tiên, những đứa trẻ tám tuổi có thể định nghĩa về bản thân dựa trên mối quan hệ với những người khác, những người bạn đồng trang lứa của chúng. Điều này được định nghĩa trong học thuyết so sánh xã hội.
Trẻ bắt đầu tự đánh giá bản thân theo những khía cạnh mà chúng có năng lực bao gồm các khả năng về thể chất (“Tim là một người chạy khỏe”) hay khả năng về nhận thức (“Tamara rất giỏi toán”). Chúng cũng đánh giá bản thân dựa trên sự nhìn nhận của những người khác trong đời sống gia đình và đời sống xã hội. “Bố mẹ rất tự hào về mình vì mình học tốt ở trường và còn cưỡi ngựa giỏi nữa”.
Đây là một cảm nhận mới về bản thân, sự phát triển của điều này đóng vai trò như một nhà dự báo cho thành công sau này. Nếu con cái bạn tin rằng chúng dễ thương, có năng lực và được những người khác quan tâm, khả năng cao là chúng có thể sẽ phát triển các mối quan hệ bạn bè lành mạnh, đưa ra các lựa chọn tích cực cũng như học tập tốt ở trường.
Ngược lại, nếu chúng xem bản thân là người bị các bạn cùng lớp ghét bỏ hay không được cha mẹ hoặc giáo viên thừa nhận, trẻ sẽ bắt đầu tự định nghĩa mình không ra gì, và các lựa chọn trong tương lai sẽ tương đồng với cách nhìn đó. Vậy là cha mẹ, chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng hình ảnh về bản thân của những đứa trẻ trong độ tuổi này vẽ nên bức tranh về ước mơ và niềm hy vọng của chúng, cũng như của chúng ta đây?
Hãy suy ngẫm về ví dụ sau. Dù loại trang phục mà ban nhạc đang mặc có thể được xem xét cẩn trọng bởi từng thành viên thì đó cũng không phải là loại “phong cách” mà chúng ta cần thảo luận. Phong cách làm cha mẹ của chúng ta mới là yếu tố ảnh hưởng tới hình ảnh bản thân đang định hình ở trẻ trong độ tuổi này.
Trong rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng kiểu cha mẹ thúc đẩy các kỹ năng xã hội và cảm xúc của con là: Cha mẹ có sự học hỏi (hay trong nghiên cứu, nó được gọi bằng thuật ngữ: cha mẹ uy quyền nhưng thấu hiểu, authoritative parenting). Trong kiểu nuôi dạy uy quyền nhưng thấu hiểu này, cha mẹ sẽ đưa ra các hỗ trợ sau:
Chúng ta chấp thuận con cái mình theo cách chúng là ai và chúng mang lại điều gì cho thế giới này (cố gắng tránh rơi vào lo lắng, mong muốn hay kỳ vọng của bản thân cha mẹ). Nếu sở thích của con cái chúng ta không phù hợp với các nhận dạng giới tính thông thường (chẳng hạn, con gái bạn muốn học nghề thợ mộc hay con trai bạn lại muốn học về đan lát), hãy ủng hộ những sở thích này và cùng con học tập.
Chúng ta đưa ra các giới hạn được xác định rõ ràng, các mục tiêu cần đạt được từ con cái dựa trên các mục tiêu của chúng và cách điều này tác động lên chúng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lý do đằng sau tại sao những giới hạn đó lại quan trọng. Chẳng hạn, giới hạn thời gian tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử có thể là thời gian ưu tiên của bạn và cho phép một loạt các trải nghiệm đa dạng.
Chúng ta hiểu rằng sẽ có chi phí phát triển não bộ nếu không làm vậy. Đặc biệt là, chúng ta được cảnh báo về các vấn đề an toàn, do đó cả chúng ta lẫn con trẻ đều hiểu tại sao chúng ta đưa ra lựa chọn về các giới hạn. Chúng ta tập trung vào các vấn đề an toàn thực sự và cố gắng không cần lo lắng tới các chi tiết này, từ đó nhận ra rằng con cái chúng ta vẫn đang học hỏi và sẽ phạm các sai lầm.