Nỗi ám ảnh của sinh viên trường Y

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Học cùng th‌i th‌ể, ngửi mùi phoóc môn hay thực tập trong khoa truyền nhiễm là nỗi sợ hãi của sinh viên ngành y. Sau hai năm đầu học cơ sở, họ sẽ được “rèn luyện“ để đối mặt với nỗi sợ.

Dù đã gần tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, nhưng Nguyễn Ngọc quê Phú Thọ vẫn run rẩy khi nhớ đến lần đầu vào viện học. Với bạn í, mỗi lần vào viện giải phẫu và truyền nhiễm là một áp lực. "Cảm giác lạnh lẽo, mùi phoóc môn khó chịu sộc lên khiến mình choáng váng và gai người. Có bạn trong tổ không chịu được phải chạy ra ngoài nôn thốc. Lúc đó mình tự hỏi không hiểu hai xác nam ấy là ai, tại sao họ chết?", Ngọc kể.

Bạn nữ này chia sẻ, mỗi tổ gồm 20 người sẽ được học với 2 xác tại viện giải phẫu trong vòng 1,5-2 tiếng. Trước giờ lên lớp, thầy giáo sẽ vớt xác dưới bể phoóc môn lên. Khi xác khô sẽ nổi rõ các múi cơ, mạch máu. Để trấn an sinh viên, thầy giáo cho biết đã khâm liệm, làm lễ và thắp hương cho hai người đó. Trước lúc chết, cả hai đều tình nguyện hiến xác cho y học. Bởi vậy, các sinh viên được yêu cầu nghiêm túc và tôn trọng người đã hiến xác.

Cũng như Ngọc, Thủy (Hà Nội) nhớ như in lần đầu bước vào viện giải phẫu. Thủy cho biết, trong phòng học, ngoài th‌i th‌ể còn có nhiều hộp ngâm các bộ phận c‌ơ th‌ể người. Sinh viên bước vào căn phòng này thường phải đeo khẩu trang để không bị cay mắt, mũi khi hít phải phoóc môn.

Không ít nữ sinh đỏ mặt khi lần đầu nhìn thấy c‌ơ th‌ể đàn ông "khô‌ּng mặ‌ּc gì". Những hôm học về bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc và phải cầm vào "cái đó", sinh viên nữ ngại và thường nhường cho bạn nam. Sau hôm vào viện giải phẫu, hầu hết thành viên trong tổ đều bị ám ảnh bởi xác, mùi phoóc môn đến nỗi không dám học khuya.

Với sinh viên y, trực ngoại rất vất vả bởi thường gặp ca tai nạn nặng. bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng mặt mũi rách, biến dạng, tụ máu khắp người. Mặc dù đã được học trên mô hình nhưng lúc gặp bệnh nhân thật đang đau đớn, la hét, Ngọc và Thủy vẫn bối rối. Những lúc ấy, cả hai chỉ quan sát và làm theo y tá.

Bắt đầu từ kỳ hai năm ba, những sinh viên như Ngọc và Thủy sẽ tới bệnh viện thực tập. Với hai nữ sinh, viện truyền nhiễm ở bệnh viện Bạch Mai là nỗi sợ hãi lớn nhất. Trước khi đến, Ngọc tự nhủ sẽ mặc blouse, đeo khẩu trang và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.

Lần thực tập ở đó, Ngọc gặp ca liên cầu lợn. bệnh nhân có nhiều vết thâm tụ trên da và nằm trong phòng điều trị tích cực. Do chưa hiểu nhiều về căn bệnh này nên Ngọc run rẩy khi đến gần. Lúc biết bệnh nhân bị bệnh do ăn tiết canh, cô gọi ngay về nhà nhắc mọi người không ăn món đó.

Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, Ngọc chứng kiến không ít tình huống dở khóc dở cười. Vào bệnh viện tâm thần, cô luôn sẵn sàng tư thế để... chạy. Nhiều người bệnh bị kích động có thể tấn công bất ngờ nên nhóm Ngọc luôn được nhắc nhở phải đứng gần cửa, không đứng góc tường và tránh vào phòng bệnh một mình. Bạn kể, một cậu bạn trong tổ mỗi khi nhìn thấy cô gái bị điên vì tình đều phải trốn vì sợ bị ôm.

Tùy từng bệnh viện, sinh viên sẽ được tham gia tới khâu nào của ca mổ hay đỡ đẻ. Là con trai nhưng Tùng (sinh viên năm thứ tư) thích thực tập tại viện sản bởi cậu luôn cảm thấy hạnh phúc khi bế trên tay em bé mới chào đời. Lần đầu tiên đón bé từ tay y tá, Tùng không khỏi xúc động và ngắm nhìn mãi. Mới đầu cậu cũng xấu hổ khi lạc lõng trong phòng, tuy nhiên cảm giác ấy nhanh chóng qua đi khi nghe tiếng em bé khóc.

Tùng nhớ lần đầu tiên đứng phụ mổ ở bệnh viện Việt Đức. Lần đó cậu bị đuổi ra ngoài vì sơ ý vi phạm nguyên tắc vô khuẩn. Cậu chia sẻ, để vào bên trong, những người có nhiệm vụ sẽ phải vô khuẩn từ đầu đến chân. Sau khi đội mũ, đeo găng và được mặc áo vô khuẩn, chỉ cần đôi tay chạm vào bộ phận nào đó trên c‌ơ th‌ể, người đó sẽ phải làm lại các bước. Trong phòng, các thực tập sinh như cậu không được phép động vào bàn vô khuẩn hay trường mổ nếu chưa được phép.

Theo Tùng, không giống với các bạn trường khác, sinh viên y lịch học đặc kín. Buổi sáng nhóm cậu tới bệnh viện học lâm sàng, chiều về học lý thuyết ở trường và tối đi trực hoặc lên thư viện nghiên cứu tài liệu. Ở viện, sinh viên được theo thầy giáo đi thăm khám, nghe giảng giải về bệnh. Các nhóm khám trực tiếp cho người bệnh và mỗi sinh viên sẽ có kết luận bệnh rồi đưa ra hướng điều trị của riêng mình. Sau đó, thầy giáo sẽ là người phân xử ai chính xác, ai chưa. Mỗi ngày, thực tập sinh sẽ phải chuẩn bị bệnh án để các thầy kiểm tra. Nếu không cẩn thận, sinh viên có thể bị thầy giáo mắng ngay trước mặt bệnh nhân.

Để trở thành bác sĩ, những sinh viên như Ngọc, Thủy và Tùng hiểu rằng cần khắc phục những điểm yếu của bản thân. Thời gian thực tập là bước đệm để họ không bỡ ngỡ khi chính thức đi làm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật