Dưới đây là 3 bí quyết sau đây giúp bạn thoải mái ăn cơm trắng mà chẳng lo đường huyết tăng vọt:
1. Hãy chờ cơm nguội bớt 2/3 mới ăn
Chúng ta luôn quan niệm rằng cơm phải ăn nóng mới ngon, và thực sự đúng là như vậy. Chưa kể, việc ăn cơm nóng sẽ giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hóa và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để cho cơm nguội 2/3 rồi mới ăn sẽ giúp làm giảm sự hấp thụ đường glucose vào cơ thể
Hãy để cho cơm nguội khoảng 2/3 rồi mới ăn. Bởi lúc này, cấu trúc gạo đã bị thay đổi, giúp làm giảm sự hấp thụ đường glucose vào cơ thể, từ đó ổn định lượng đường trong máu, tránh được nhiều các bệnh mãn tính và nguy hiểm khác nhau.
3. Hãy nấu đan xen giữa gạo trắng với gạo lứt
Hiểu rằng việc ăn quá nhiều cơm trắng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiểu đường, nên trong các bữa ăn hàng ngày, sẽ có một số ngày họ chọn ăn toàn gạo lứt và những ngày còn lại sẽ ăn cơm trắng.
Việc kết hợp này sẽ giúp giữ mức đường huyết ổn định hơn so với việc ăn toàn phần cơm trắng. Vì so với gạo trắng, gạo lứt có nhiều chất xơ hơn khoảng 3 lần cùng hàm lượng protein cao.
Bên cạnh đó, gạo lứt cũng mang lại cho bạn cảm giác no nhanh khi mới ăn và kéo dài thời gian no.
3. Hãy chú ý lượng cơm ăn trong mỗi bữa
Nhiều khi vì quá đói hoặc bữa ăn quá ngon miệng mà chúng ta luôn “lỡ” ăn nhiều cơm hơn, điều này nếu cứ lặp lại theo thời gian chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường huyết tăng vọt.
Mỗi ngày chỉ nên ăn 2 bát cơm nhỏ
Theo đó, mỗi ngày chỉ tiêu thụ khoảng 119g gạo - tương đương khoảng 2 bát cơm vơi hoặc khoảng 2,5 miếng cơm nắm cho mỗi bữa ăn. Điều này giúp họ luôn đảm bảo sự no bụng nhưng lại không lo về vấn đề đường huyết.