Người dân này đã phát hiện rùa núi vàng trong vườn nhà và tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng. Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm TP. Huế đã chăm sóc và bảo vệ cá thể rùa, đồng thời thực hiện các thủ tục pháp lý để sớm thả nó về môi trường tự nhiên.
Theo đánh giá mới của Sách đỏ IUCN, Rùa núi vàng (Indotestudo elongata) hiện đang được đánh giá ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) bởi các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã thế giới, với nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên rất cao.
Rùa núi vàng có cơ thể cỡ trung bình, chiều dài mai khoảng 275mm.
Trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai gồ cao, đôi khi hơi thắt ở giữa. Phía trước yếm phẳng, phía sau yếm lõm sâu.
Con đực có đuôi dài, cứng, yếm lõm sâu; con cái có đuôi ngắn, mặt dưới yếm con cái phẳng và lõm ở con đực.
Chân hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen.
Rùa núi vàng sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, ở độ cao tương đối thấp, không sống dưới nước như các loài rùa đầm và rùa nước ngọt khác.
Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô, rùa núi vàng có cá tính ngủ khô, chúng nằm lì trong bụi và không ăn. Sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.
Thức ăn chủ yếu của rùa núi vàng là thực vật: hoa quả, rau xanh, có thể ăn cả nấm, giun đất và ốc sên.
Rùa núi vàng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm, đẻ từ 4 - 5 trứng, có kích thước 50/40mm và có tập tính vùi trứng trong đất.
Mặc dù có vùng phân bố rộng, quần thể rùa núi vàng ngoài tự nhiên đã bị suy giảm ở mức đáng báo động, với nguyên nhân đến từ việc săn bắt quá mức và mất môi trường sống.